Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn đã từng nghe nói về việc ăn phải chất phóng xạ Uranium trên truyền thông và cảm thấy lo lắng về nguy cơ sức khỏe? Liệu việc lỡ ăn phải uranium có thực sự độc hại không? Uranium có độc không? Hãy cùng tìm lời giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Uranium là một trong những nguyên tố hạt nhân, là chất phóng xạ tự nhiên thường được tìm thấy trong nước ngầm, đất, đá,... Nhưng liệu lỡ ăn phải Uranium có độc không?
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học nếu bạn nhìn xuống hàng cuối cùng của bảng tuần hoàn, Uranium là nguyên tố số 92.
Uranium là một kim loại rắn, phóng xạ yếu, thường được tìm thấy trong tự nhiên, từ đất, đá cho đến nước. Sau khi được khai thác, Uranium với ba đồng vị của nó được sử dụng rộng rãi để tạo ra nhiều biến thể khác nhau, một số trong số đó ít có khả năng phóng xạ và từng được sử dụng trong việc sản xuất đạn, áo giáp, trước khi được ứng dụng trong công nghệ vũ khí hạt nhân và trong việc sản xuất năng lượng hạt nhân tại các nhà máy điện.
Tuy nhiên, không chỉ là các nhà khoa học hoặc người làm việc trong lĩnh vực quốc phòng mới tiếp xúc với Uranium. Thực tế, con người thường tiếp xúc với Uranium thông qua thực phẩm hàng ngày. Các loại cây trồng như khoai tây và củ cải thường chứa nhiều Uranium nhất trong chế độ ăn uống của con người. Theo Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, một người trung bình tiêu thụ từ 0,07 đến 1,1 microgram Uranium mỗi ngày thông qua thực phẩm.
Uranium là một kim loại tự nhiên phát ra tia phóng xạ, có thể được tìm thấy ở các nồng độ khác nhau trong môi trường, nước và thực phẩm. Trong tháng 3 năm 2009, Ban chấp thuận về Đánh giá chất lượng và An toàn Chế phẩm (CONTAM Panel) đã tiến hành một đánh giá về nguy cơ khi tiếp xúc với Uranium qua chế độ ăn uống, đặc biệt là trong nước khoáng, và đã đưa ra các khuyến nghị về mức tiêu thụ an toàn (TDI) liên quan đến Uranium. Đánh giá này tập trung vào các khía cạnh về hóa chất độc hại của Uranium và các nguy cơ phóng xạ liên quan đến nó nằm ngoài phạm vi của Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA).
Uranium là một chất độc hại nếu nó được tiếp xúc hoặc tiêu thụ trong lượng lớn. Một lượng nhỏ của Uranium tự nhiên tồn tại trong môi trường, nhưng nó trở nên nguy hiểm khi được hấp thụ vào cơ thể ở mức độ đáng kể.
Uranium phát ra tia alpha, beta và gamma, các loại tia này có thể gây ra sự suy giảm của tế bào, gây ra tổn thương cho các cơ quan nội tạng và có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ung thư.
Tin vui là lượng Uranium mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày không đủ để gây hại cho cơ thể, đặc biệt khi cơ thể con người rất khó hấp thụ nó. Khoảng 95 đến 99% lượng Uranium sẽ được loại bỏ qua phân, và chỉ khoảng 3,5% đi theo nước tiểu ra khỏi cơ thể trong vòng 24 giờ. Lượng nhỏ còn lại sẽ tích tụ trong xương trong một khoảng thời gian từ vài tháng đến nhiều năm sau khi tiêu thụ. Tuy nhiên, so với việc tiêu thụ Uranium, việc hít phải nó là một mối nguy hiểm lớn hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, nếu Uranium không chỉ là một nguyên tố vi lượng trong chế độ ăn hàng ngày mà chiếm tỉ lệ cao trong thực đơn của bạn, điều gì sẽ xảy ra? Hầu hết chúng ta chỉ quan tâm đến tác động của chất phóng xạ làm tăng nguy cơ mắc ung thư, nhưng thực tế, Uranium cũng có độc tính khoa học. Nó chủ yếu gây hại cho thận, với các tổn thương bắt đầu xuất hiện sau khi hấp thụ khoảng 25mg Uranium; liều lượng trên 50mg có thể gây suy thận và gây tử vong. Một số thí nghiệm trên chuột đã chứng minh rằng việc tiêu thụ Uranium trong thời gian dài có thể dẫn đến những biến đổi hóa học trong não.
Nếu bạn nghi ngờ nguồn nước hoặc thực phẩm hàng ngày bạn sử dụng có chứa lượng lớn Uranium, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và đề xuất các biện pháp xử lý phù hợp.
Uranium là một nguyên tố hạt nhân phóng xạ tự nhiên thường xuất hiện trong nguồn nước ngầm. Nó thường xâm nhập vào nguồn nước bằng cách rửa trôi từ đất và đá, hoặc thông qua quá trình thải ra từ các nhà máy chế biến. Tiếp xúc lâu dài với Uranium trong nước uống có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thận ở con người. Đáng chú ý, Uranium cũng có khả năng phân hủy thành các chất phóng xạ khác, như radium, một chất đã được chứng minh gây ung thư.
Hiện nay, tiêu chuẩn của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đối với nồng độ Uranium trong nước uống là 30 phần tỷ. Tuy nhiên, hầu hết các bình đựng nước cung cấp cho người tiêu dùng không bao gồm các lõi lọc cần thiết để loại bỏ Uranium từ nguồn nước. Điều này có nghĩa là nếu nước uống bạn tiêu thụ chứa nồng độ Uranium vượt quá tiêu chuẩn, bạn có thể tiếp tục tiếp xúc với nguyên tố này mà không hề hay biết.
Khác với nhiễm chì, Uranium không ngấm vào nước từ đường ống, mà chính nó xuất phát từ nguồn nước. Do đó, việc xả nước qua đường ống của bạn không làm giảm nồng độ Uranium trong nước. Thậm chí, việc đun sôi nước cũng không có tác dụng loại bỏ hoặc làm giảm nồng độ Uranium trong nước uống.
Hy vọng qua nội dung bài viết bạn đã có lời giải đáp cho thắc mắc nếu lỡ ăn phải Uranium có độc không? Tiêu thụ nồng độ Uranium cao, ước tính có thể gây ra các tác động đến sức khỏe.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.