Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tâm lý - Tâm thần

Ngày sức khỏe tâm thần thế giới 10/10: Bí quyết nâng cao sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc

Sức khỏe tâm thần là một trong những quyền cơ bản của con người. Tất cả công dân sống trên hành tinh này dù ở bất kỳ đâu đều có quyền đạt được tiêu chuẩn cao nhất về sức khoẻ tâm thần.

Tình trạng sức khỏe tâm thần đang có dấu hiệu đi xuống trên toàn thế giới. Tất cả mọi người cần phải đấu tranh chống lại những áp lực bất công về sức khỏe tinh thần trực tiếp ảnh hưởng đến chính mình, đặc biệt là  tại nơi làm việc của mỗi người. Hiểu được điều đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chọn chủ đề cho Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới năm 2024 là “Ưu tiên sức khoẻ tâm thần tại nơi làm việc”. Với chủ đề đã nêu trên, mong rằng bài viết sau đây sẽ  cung cấp thông tin hữu ích cho mỗi người lao động, giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe tinh thần tại nơi làm việc hàng ngày của chúng ta.

bi-quyet-nang-cao-suc-khoe-tam-than-tai-noi-lam-viec-tieu-de-1.png

Theo WHO, sức khỏe tâm thần là trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần giúp con người có thể đối phó với những khó khăn, căng thẳng trong cuộc sống, tìm ra được những khả năng của bản thân, đóng góp cho lợi ích của cộng đồng.

Sức khỏe tâm thần của mỗi người là khác nhau dựa trên mức độ khó khăn, đau khổ và trải nghiệm khác nhau giữa người này với người khác.

bi-quyet-nang-cao-suc-khoe-tam-than-tai-noi-lam-viec-tieu-de-2.png

Sức khỏe tâm thần đang ngày càng được quan tâm, không chỉ trên thế giới mà còn ở nước ta. Theo ghi nhận tại Việt Nam, một số rối loạn tâm thần phổ biến gồm có trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, mất trí nhớ, thiểu năng trí tuệ và rối loạn phát triển bao gồm tự kỷ. Trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm đa số trong các rối loạn tâm thần.

bi-quyet-nang-cao-suc-khoe-tam-than-tai-noi-lam-viec-2.png

Theo những kết quả khảo sát tại Việt Nam, hiện nay, 14,9% dân số Việt Nam mắc rối loạn tâm thần, trong đó 0,47% bị tâm thần phân liệt, 5 - 6% bị trầm cảm và lo âu, cùng với các rối loạn khác như rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Gần 3 triệu trẻ em và vị thành niên có vấn đề về sức khỏe tâm thần, trong khi 5% phụ nữ mang thai và 8,2% phụ nữ sau sinh mắc trầm cảm. Đặc biệt, tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân ung thư phổi lên đến 24,6%.

bi-quyet-nang-cao-suc-khoe-tam-than-tai-noi-lam-viec-tieu-de-3.png

Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới lần đầu tiên được tổ chức vào 10/10/1992 dựa trên sáng kiến của Liên đoàn Sức khỏe Tâm thần Thế giới, đây là tổ chức có mặt tại 150 quốc gia. Từ năm 1992 trở đi, cứ vào ngày 10/10, hàng nghìn người trên khắp thế giới ủng hộ kỷ niệm chương trình nâng cao nhận thức thường niên này nhằm thu hút sự chú ý đến bệnh tâm thần và thực hiện những hành động tốt đẹp đến với thế giới. Thêm vào đó, ngày Sức khỏe tâm thần 10/10 cũng tạo điều kiện và cơ hội cho các chuyên gia sức khỏe tâm thần thảo luận và cập nhật thêm những thông tin giúp thúc đẩy Sức khỏe tâm thần ngày càng trở thành vấn đề ưu tiên trên toàn thế giới.

bi-quyet-nang-cao-suc-khoe-tam-than-tai-noi-lam-viec-3.png

Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới 2024 sẽ đặc biệt chú trọng đến sức khỏe tinh thần trong môi trường làm việc. Những điều kiện làm việc không lành mạnh bao gồm kỳ thị, phân biệt đối xử và tiếp xúc với các rủi ro như quấy rối và các điều kiện làm việc kém khác có thể gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất làm việc, sức khỏe tâm thần, chất lượng cuộc sống. 

Với 60% dân số toàn cầu đang làm việc, cần có hành động khẩn cấp ngăn ngừa rủi ro từ nơi làm việc ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, do đó nhất thiết phải có những biện pháp hỗ trợ sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc.

Những thông điệp chính của Ngày sức khỏe Tâm thần Thế giới 2024 - Sức khỏe tinh thần tại nơi làm việc:

  • Sức khỏe tinh thần và công việc có mối liên hệ chặt chẽ.
  • Người lao động phải đối mặt với nguy cơ về sức khỏe tâm thần.
  • Những tác động với cá nhân.
  • Tác động rộng hơn tới công việc và xã hội.
  • Sự kỳ thị tạo ra rào cản cho việc làm.
  • Hỗ trợ người lao động tham gia và phát triển trong công việc.
  • Tổ chức các chương trình đào tạo dành cho quản lý để hỗ trợ sức khỏe tâm thần.
  • Hành động và sự hợp tác của chính phủ là điều cần thiết.
  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần của bạn.
bi-quyet-nang-cao-suc-khoe-tam-than-tai-noi-lam-viec-tieu-de-4.png

Để duy trì và nâng cao sức khỏe tâm thần, mỗi người cần:

  • Luôn cố gắng duy trì thái độ tích cực;
  • Tập thể dục đầy đủ;
  • Ngủ đủ giấc;
  • Ăn uống lành mạnh và đầy đủ các nhóm chất;
  • Ăn thực phẩm lành mạnh và đầy đủ các nhóm chất;
  • Cố gắng tìm những biện pháp thư giãn giảm căng thẳng.

Bên cạnh đó, mỗi người cần chủ động nâng cao sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc với 10 biện pháp đơn giản nhưng vô cùng thiết thực dưới đây. 

Thấu hiểu và chia sẻ về cảm xúc bản thân: Chia sẻ cảm xúc không phải là yếu đuối mà là cách quan trọng để duy trì sức khỏe tinh thần tại nơi làm việc, đặc biệt nếu bạn là người lãnh đạo, điều này có thể khuyến khích người khác cởi mở hơn.

Hoạt động thể chất thường xuyên: Thực hiện các hoạt động thể chất yêu thích, dù chỉ là đi bộ, có thể giúp cải thiện sức khỏe tinh thần đáng kể tại nơi làm việc.

Có một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều rau củ và trái cây rất cần thiết cho sức khỏe thể chất và tinh thần tốt.

Tránh sử dụng những đồ uống có cồn thường xuyên: Hầu hết mọi người không uống rượu tại nơi làm việc, nhưng lại uống nhiều hơn vào cuối tuần hoặc buổi tối khi công việc đang diễn ra khó khăn để thay đổi tâm trạng. Nhưng những thức uống có cồn này sẽ làm tăng cảm giác lo lắng, bồn chồn của bạn.

bi-quyet-nang-cao-suc-khoe-tam-than-tai-noi-lam-viec-4.png

Quản lý những mối quan hệ tại nơi làm việc của bạn: Làm việc trong một môi trường lành mạnh là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tinh thần của chúng ta. Bạn cần rèn luyện khả năng tự chăm sóc bản thân và phải giải quyết những khó khăn.

Tìm kiếm sự giúp đỡ: Khi cảm thấy quá tải, bạn hoàn toàn có thể tìm sự hỗ trợ về sức khỏe tâm thần từ quản lý, bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

Nghỉ giải lao và ngủ đủ giấc: Tạm nghỉ năm phút, nghỉ trưa khoảng 30 phút,... có thể giúp giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe tinh thần và duy trì sự tập trung hiệu quả.

Thực hiện được những công việc mà mình có khả năng hoặc có mong muốn: Tham gia vào sở thích như làm vườn hoặc giải ô chữ giúp giảm căng thẳng và nhắc nhở bạn về khả năng của mình; lập kế hoạch công việc dựa trên điểm mạnh sẽ giúp bạn giải quyết các nhiệm vụ khó khăn dễ dàng hơn.

Chấp nhận bản thân mình dù có ai là đi chăng nữa: Hãy chấp nhận bản thân là duy nhất, tự hào về con người mình, tập trung phát huy thế mạnh và thay đổi dần những gì bạn muốn cải thiện.

Quan tâm đến người khác: Quan tâm và giúp đỡ người khác không chỉ duy trì mối quan hệ tốt mà còn nâng cao giá trị bản thân và lòng tự trọng, đặc biệt thông qua các hoạt động tình nguyện.

Nhân Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới, ngoài sự hỗ trợ từ tổ chức và người quản lý, mỗi cá nhân cũng cần chủ động nỗ lực thay đổi nhằm  cải thiện sức khỏe tinh thần của mình tại nơi làm việc để mỗi ngày làm việc đều là một ngày hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Anh Tuấn

Đã kiểm duyệt nội dung

Trên 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh cộng đồng – Tiêm chủng mở rộng Quốc gia. Trên 10 năm công tác trong lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh: X – Quang tổng quát và Siêu âm tổng quát. Hiện là giảng viên chính Chương trình đào tạo liên tục (CME) về An toàn Tiêm chủng của HCDC.

Xem thêm thông tin
Nguồn tham khảo