Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe/
  4. Tin y dược

Nghiên cứu: Biến động đường huyết hàng ngày lớn hơn dự kiến, thách thức chẩn đoán tiểu đường

Ngày 17/04/2024
Kích thước chữ

Trong một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Nature Medicine, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra sự biến đổi đường huyết lúc đói (FG) ở người trưởng thành không mắc bệnh tiểu đường bằng cách sử dụng tính năng theo dõi đường huyết liên tục (CGM). Họ thấy rằng, biến động đường huyết hàng ngày lớn hơn dự kiến, thách thức chẩn đoán tiểu đường hiện tại. Thông tin cụ thể ra sao, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Hiện nay, số lượng bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam xấp xỉ 4,8 triệu người, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở giới trẻ ngày càng gia tăng, đặc biệt tăng theo sự phát triển kinh tế, xã hội. Việc theo dõi thường xuyên lượng đường trong máu đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường. Vậy chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số đường huyết (GI) là thước đo nồng độ glucose trong máu, thường được đo bằng mmol/L hoặc mg/dl. Chỉ số đường huyết an toàn cho người bình thường là:

  • Lượng đường trong máu: < 140 mg/dL (7,8 mmol/l).
  • Mức đường huyết lúc đói: <100 mg/dL (<5,6 mmol/l).
  • Sau bữa ăn: < 140 mg/dL (7,8 mmol/l). HbA1C: <5,7%.

Cụ thể như sau:

  • Chỉ số đường huyết lúc đói: Được đo lần đầu tiên vào buổi sáng sau khi không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong ít nhất 8 giờ. Chỉ số đường huyết lúc đói là khoảng 70 mg/dL (3,9 mmol/l) và 92 mg/dL (5,0 mmol/l) là bình thường.
  • Lượng đường huyết sau ăn: Chỉ số đường huyết sau bữa ăn ở người khỏe mạnh bình thường là dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/l) khi đo trong vòng 1 đến 2 giờ sau bữa ăn.
  • Lượng đường trong máu trước khi đi ngủ: Lượng đường trong máu của người bình thường trước khi đi ngủ là 110-150 mg/dL (tương đương 6,0-8,3 mmol/l).
  • Xét nghiệm huyết sắc tố A1c (HbA1c): Giá trị HbA1c ​​dưới 48 mmol/mol (6,5%) là bình thường.

Lượng đường trong máu dưới 70 mg/dL (3,9 mmol/l) được coi là hạ đường huyết. Đây là một tình trạng nguy hiểm và cần được điều trị khẩn cấp ngay lập tức.

Nghiên cứu: Biến động đường huyết hàng ngày lớn hơn dự kiến, thách thức chẩn đoán tiểu đường 1
Chỉ số đường huyết là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu thường được đo bằng đơn vị là mmol/L hoặc mg/dl

Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường hiện nay

Xét nghiệm là cách để đánh giá lượng đường trong máu và chẩn đoán bệnh tiểu đường hiện nay. Để xác định bệnh nhân có mắc bệnh tiểu đường hay không, các bác sĩ hiện chỉ định các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm FPG (định lượng đường huyết lúc đói): Kết quả xét nghiệm FPG phản ánh nồng độ glucose trong máu tại thời điểm xét nghiệm. Bệnh nhân phải nhịn ăn từ 8 đến 10 giờ để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Xét nghiệm OGTT (kiểm tra dung nạp glucose): Được thực hiện để đánh giá khả năng sử dụng đường của cơ thể. Phương pháp này được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường và đặc biệt là phát hiện bệnh tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai từ 24 đến 28 tuần.
  • Xét nghiệm HbA1c: Định lượng glucose liên kết với huyết sắc tố trong máu. Xét nghiệm này nên được thực hiện ba tháng một lần đối với bệnh nhân tiểu đường type 1 và type 2.

Dựa trên kết quả, bác sĩ xây dựng kế hoạch điều trị để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Sau đây là các tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường hiện nay được sử dụng:

  • Xét nghiệm FPG (định lượng đường huyết lúc đói): Chỉ số bình thường là <5,6 mmol/L, tiền tiểu đường là 5,6 - 6,9 mmol/L, tiểu đường là ≥ 7 mmol/L.
  • Xét nghiệm OGTT (kiểm tra dung nạp glucose): Chỉ số bình thường là <7,8 mmol/L, tiền tiểu đường là 7,8 - 11 mmol/L, tiểu đường là ≥ 11,1 mmol/L.
  • Xét nghiệm HbA1c: Chỉ số bình thường là <5,7 %, tiền tiểu đường là 5,7 - 6,4 %, tiểu đường là ≥ 6,5 %.
  • Đường huyết ngẫu nhiên: Chỉ số bình thường là <11,1 mmol/L, tiểu đường là ≥ 11,1 mmol/L và đi kèm theo các triệu chứng điển hình.

Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ – ADA, để xác định cơ thể có mắc bệnh tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ sử dụng một trong 4 tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường ở trên.

Nghiên cứu: Biến động đường huyết hàng ngày lớn hơn dự kiến, thách thức chẩn đoán tiểu đường 2
Xét nghiệm HbA1c là một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường hiện nay

Biến động đường huyết hàng ngày lớn hơn dự kiến, thách thức chẩn đoán tiểu đường

Một nghiên cứu về biến động đường huyết đã được công bố trên tạp chí Nature Medicine đã chỉ ra biến động đường huyết hàng ngày lớn hơn dự kiến, thách thức chẩn đoán tiểu đường. Dữ liệu từ nghiên cứu tập trung vào những người trong độ tuổi từ 40 đến 70. Bằng các phép đo khác nhau như lối sống, thói quen ăn kiêng, dấu hiệu sinh tồn và tiền sử bệnh được thu thập trong khoảng thời gian hai tuần, cùng với một số xét nghiệm nhất định như xét nghiệm máu, điện tâm đồ và CGM. Nghiên cứu bao gồm những người tham gia không được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 2 hoặc các tình trạng tương tự. Tiêu chí loại trừ rất nghiêm ngặt, bao gồm các giá trị CGM bất thường và nhật ký thực phẩm được sử dụng. 

Trong nghiên cứu này, tập trung đặc biệt vào các phép đo FG buổi sáng và sử dụng dữ liệu CGM để quan sát sự khác biệt giữa các cá nhân và tác động tiềm tàng đối với chẩn đoán bệnh tiểu đường. Phương pháp này đảm bảo mô phỏng thực tế trạng thái không nạp calo trong ít nhất 8 giờ trước thời gian đo và các tiêu chí nghiêm ngặt của nhật ký thực phẩm. Các nhà nghiên cứu đã phân tích số đo FG từ 8.315 người trong 59.565 giờ buổi sáng để tìm hiểu thêm về sự biến đổi của FG và tác động của nó đối với việc phân loại bệnh tiểu đường. Độ tuổi trung bình của những người tham gia nghiên cứu là 51,3 tuổi và chỉ số khối cơ thể trung bình (BMI) là 25,92 ± 4,07 kg m-2.

Kết quả cho thấy giá trị FG trung bình được tìm thấy là 96,2 mg dl-1, tăng nhẹ theo độ tuổi, cho thấy mức đường huyết tăng dần theo thời gian. Phân tích này cũng cho thấy sự khác biệt lớn hàng ngày trong phép đo FG của mỗi cá nhân và kết quả này nêu bật tính chất phức tạp của quá trình chuyển hóa glucose và độ nhạy cảm của nó với các yếu tố khác nhau. Khi chẩn đoán bệnh sẽ có khả năng phân loại sai bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường dựa trên giá trị FG. Nghiên cứu này đã tìm thấy những biến động lớn hơn dự kiến, bởi vì có quá nhiều người tham gia đã trải qua những thay đổi trong phân loại tình trạng đường huyết trong suốt quá trình nghiên cứu, điều đó đã làm nổi bật những hạn chế của việc dựa chỉ dựa vào một phép đo FG duy nhất để chẩn đoán bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu: Biến động đường huyết hàng ngày lớn hơn dự kiến, thách thức chẩn đoán tiểu đường 3
Nghiên cứu cho thấy biến động đường huyết hàng ngày lớn hơn dự kiến điều này thách thức chẩn đoán tiểu đường

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu được nghiên cứu biến động đường huyết hàng ngày lớn hơn dự kiến, thách thức chẩn đoán tiểu đường có tầm ảnh hưởng như thế nào đối với kết quả chẩn đoán bệnh tiểu đường hiện nay. Việc phát hiện ra sự thay đổi này cho thấy cần có thêm các tiêu chuẩn chẩn đoán phức tạp hơn để giải thích rõ hơn sự biến động đường huyết để việc chẩn đoán tiểu đường ngày càng chính xác hơn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin