Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nghiến răng khi ngủ là một tật xấu mà nhiều người hay mắc phải, nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và hàm răng của người bệnh mà còn làm phiền đến giấc ngủ của những người bên cạnh. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số cách khắc phục đơn giản giúp bạn có giấc ngủ ngon và khỏe mạnh hơn.
Được biết nghiến răng là tình trạng rối loạn vận động trong giấc ngủ xuất hiện khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Đặc biệt nghiến răng khi ngủ còn có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như hiện tượng ngưng thở khi ngủ. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Tình trạng nghiến răng còn được định nghĩa là sự hoạt động lặp đi lặp lại của cơ hàm, đặc trưng bởi sự siết chặt hoặc nghiền của răng, hay sự giằng và đẩy của hàm dưới. Chúng tạo nên các âm thanh ken két nghe rất chát tai.
Nghiến răng có thể gây ra tình trạng quá tải hệ thống nhai. Các nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh vẫn chưa được làm rõ. Tuy vậy, bệnh sẽ thường đi kèm với tình trạng rối loạn khớp cắn, stress, dị ứng và có thể liên quan đến tư thế ngủ.
Nghiến răng không thực hiện chức năng của hệ thống nhai và có thể gây tổn thương đến khớp cắn. Khớp cắn tác động lên chức năng của cơ, qua đó nó có thể ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm. Vì vậy, nếu có một thay đổi nhỏ trong khớp cắn cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả cơ và khớp.
Có thể thấy nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng nghiến răng là sai khớp cắn. Đồng thời nó có thể gây ra đau/viêm khớp thái dương hàm.
Nguyên nhân gây ra tình trạng nghiến răng khi ngủ vẫn chưa thực sự rõ ràng, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng chúng sẽ liên quan đến các yếu tố sau:
Theo các nghiên cứu cho thấy, yếu tố tâm lý là một trong những yếu tố có nguy cơ ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng này, chủ yếu là lối sống luôn trong trạng thái căng thẳng. Bằng chứng về vấn đề này vẫn đang được làm rõ nhưng hiện chưa có kết luận. Luôn trong tình trạng căng thẳng được xem là yếu tố kích hoạt chính. Vì nghiến răng vào ban đêm có thể là sự đáp ứng lại đối với những căng thẳng ban ngày đã và đang diễn ra. Căng thẳng thường đi kèm với lo âu, sự kìm nén, điều này có thể kích hoạt hệ thống não bộ làm tăng kích thích thần kinh, gây ra tình trạng nghiến răng vào ban đêm.
Với những người có thành viên trong gia đình đang mắc phải tình trạng nghiến răng khi ngủ cũng sẽ có nguy cơ bị bệnh này. Một nghiên cứu đã cho thấy, có một mức độ liên quan đến di truyền trong việc phát triển bệnh nghiến răng. 21 - 50% số người bị nghiến răng vào ban đêm là do có thành viên trong gia đình từng mắc bệnh này trước đây. Điều này cũng chỉ rõ yếu tố di truyền có thể liên quan đến bệnh.
Một số tác dụng phụ của những loại thuốc hay chất gây nghiện làm tăng khả năng nghiến răng như: Thuốc chủ vận và đối kháng dopamin, chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, thuốc chống trầm cảm, rượu, cocaine,...
Khi răng cản trở đường đi vận động của hệ thống nhai bình thường cũng sẽ gây ra bệnh nghiến răng. Ví dụ khi răng khôn ở hàm trên vừa nhổ mà răng khôn ở hàm dưới mọc trồi. Lúc này khi cắn lại, hàm dưới phải đưa ra trước nhiều hơn để có thể đóng hàm. Như vậy sẽ làm sai lệch vận động hàm bình thường gây ra nghiến răng vào ban đêm.
Các chứng rối loạn thần kinh trung ương có thể liên quan đến bệnh như:
Một số nghề nghiệp có tính chất đặc biệt cũng có thể gây ra nghiền răng hay cắn chặt răng. Ví dụ như công nhân khuân vác cần cắn chặt răng để gồng sức, nghệ sĩ biểu diễn xiếc phải cắn chặt răng vào dây để giữ mình trên không trung,...
Nghiến răng phần lớn không gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng nếu bệnh nhân nghiến răng thường xuyên và nghiến răng với mức độ nặng thì có thể gây ra tổn thương răng, tổn thương xương hàm, ảnh hưởng đến hình thức răng, mòn răng hoặc gãy răng, căng đầu, đau mặt, biến dạng khuôn mặt,...
Đối với tình trạng nghiến răng ở mức độ nhẹ sẽ không cần điều trị, tuy nhiên đối với trường hợp nặng và ảnh hưởng đến sức khỏe thì cần phải thực hiện điều trị kịp thời. Khi bạn đến thăm khám tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ chẩn đoán và hướng dẫn điều trị phù hợp theo tình trạng của bạn. Thông thường, những cách khắc phục chứng nghiến răng phổ biến đó là:
Nghiến răng do căng thẳng cần được áp dụng các phương pháp giảm căng thẳng như: Xây dựng thói quen tập thể dục, thay đổi môi trường sống, thư giãn, đi ngủ đúng giờ, điều trị các rối loạn về giấc ngủ, tránh sử dụng các chất kích thích, massage cơ mặt,...
Ngoài ra, bệnh nhân có thể nghe nhạc, tập luyện nhẹ nhàng với các bài giãn cơ hoặc tắm với nước ấm có thể giúp giảm được nguy ngơ nghiến răng khi ngủ.
Để thay đổi thói quen vận động hàm thường mất rất nhiều thời gian và phải được sự hỗ trợ từ các nha sĩ và chuyên gia tâm lý.
Điều trị can thiệp nha khoa giúp bảo vệ răng trước tác hại của việc nghiến răng, tuy nhiên cách này có thể sẽ không điều trị dứt điểm bệnh. Một trong số các cách phổ biến là dùng máng chống nghiến giúp bảo vệ bề mặt răng khỏi sự mài mòn.
Ngoài ra, một số loại máng có thể điều chỉnh được thói quen vận động của hàm, có thể hạn chế được tình trạng nghiến răng. Vật dụng tạo ra loại máng này có thể là vật liệu mềm hoặc acrylic cứng, phù hợp với hàm trên và dưới của mỗi người.
Nghiến răng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng tình trạng này lại rất dai dẳng và gây ra những tác hại nặng nề đối với răng miệng. Để khắc phục bệnh nhanh chóng, bệnh nhân cần kiên trì phối hợp với phác đồ từ bác sĩ. Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng nghiến răng, hy vọng đã giúp bạn có thêm được những kiến thức bổ ích!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.