Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Ngộ độc rượu nếp: Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử trí

Ngày 28/05/2022
Kích thước chữ

Rượu nếp thơm ngon nhưng vẫn có trường hợp ngộ độc ảnh hưởng sức khỏe nặng nề. Nguyên nhân, biểu hiện, cách xử trí ngộ độc rượu nếp là gì?

Rượu nếp là một loại rượu truyền thống của người Việt. Trong các loại rượu, rượu nếp nổi tiếng với vị ngọt, hậu vị đậm đà. Nhưng đáng tiếc là vẫn có không ít trường hợp sau khi thưởng thức loại mỹ tửu này lại bị ngộ độc. Vậy ngộ độc rượu nếp do đâu, triệu chứng biểu hiện và gì và cách xử trí như thế nào?

Rượu nếp là gì? Quy trình sản xuất rượu nếp

Nguyên liệu sản xuất rượu nếp

Rượu nếp là một loại rượu truyền thống của nước ta và cũng là loại rượu nấu được yêu thích nhất. Nguyên liệu chính để sản xuất gạo nếp gồm:

Bánh men: Bánh men hay men rượu là hỗn hợp các nấm đơn bào, nấm men, lợi khuẩn được tuyển chọn từ môi trường tự nhiên. Men có nhiệm vụ phân hủy tinh bột thành đường rồi lên men dịch đường thành rượu.

Gạo nếp nguyên cám: Gạo nếp được dùng để nấu rượu nếp có thể là nếp cẩm hoặc nếp cái hoa vàng. Gạo nguyên liệu phải còn nguyên lớp cám và vỏ lụa, gạo mới còn thơm và được sơ chế sạch sẽ. Các loại gạo nguyên cám giàu protein, lipid, các vitamin… giúp rượu thành phẩm có hương vị ngọt thơm, đậm đà hơn. 

ngộ độc rượu nếp 1 Bánh men là nguyên liệu quan trọng để sản xuất rượu nếp

Quy trình sản xuất gạo nếp

Để tránh nguy cơ ngộ độc rượu nếp cho người dùng, cơ sở sản xuất không những phải dùng nguyên liệu chất lượng mà còn phải chuẩn quy trình:

  • Để cho ra một mẻ rượu nếp thơm ngon, gạo nếp cần được mang đi nấu chín và làm nguội. 
  • Sau đó, người ta dùng bột men rắc đều lên cơm nếp đã nguội rồi mang ủ. 
  • Trong quá trình ủ, các loại nấm và lợi khuẩn phát triển, phân hủy tinh bột thành đường. 
  • Dịch đường lại tiếp tục được lên men thành rượu với hương thơm vô cùng cấp dẫn.
  • Chưng cất rượu là công đoạn cuối cùng trong quy trình sản xuất rượu nếp.
ngộ độc rượu nếp 2 Nguyên liệu sản xuất không đảm bảo cũng có thể gây ngộ độc rượu nếp

Nguyên nhân ngộ độc rượu nếp

Ngộ độc rượu nấu từ gạo nếp có thể xảy ra vì các nguyên nhân như:

Uống nhầm rượu giả

Vì lợi nhuận, nhiều cơ sở sản xuất sẵn sàng tung ra thị trường những sản phẩm rượu nếp giả. Đó có thể là loại rượu pha từ cồn và nước chứ không được sản xuất theo cách chưng cất. Đặc biệt, nếu uống nhầm rượu được pha chế từ cồn công nghiệp methanol - cồn có độc tính cao - có thể nguy hiểm đến tính mạng. 

Gạo sản xuất rượu lẫn bã dạng gỗ

Gạo dùng để sản xuất rượu cần được sơ chế sạch sẽ. Nếu không may lẫn các loại bã dạng gỗ có cellulose (ví dụ như bã mía), bã có thể phân hủy trong quá trình chưng cất tạo ra methanol. Methanol lẫn trong rượu là “thủ phạm” gây ngộ độc rượu nếp cho người dùng. 

Dùng men kém chất lượng nấu rượu

Theo quy trình sản xuất rượu truyền thống, người ta dùng men rượu có thành phần chính là bột gạo và men vi sinh. Nhưng ngày nay, nhiều người sử dụng men được bán sẵn trên thị trường. Trong đó có không ít loại men kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, men giả, men có tẩm methanol. Những loại men này cho ra rượu thành phẩm không đảm bảo chất lượng, dễ gây ngộ độc. 

Quy trình sản xuất rượu không an toàn

Đúng quy trình chưng cất, giai đoạn đầu sẽ tạo ra các tạp chất như methanol, aldehyde, aceton,... Theo nguyên tắc là rượu đầu này sẽ phải bỏ đi nhưng người nấu vì kinh tế vẫn giữ lại. Rượu thành phẩm bị lẫn methanol sẽ là mối nguy hại tiềm ẩn với người dùng. 

ngộ độc rượu nếp 3 Ngộ độc rượu nếp có thể xảy ra do nguyên liệu kém chất lượng

Biểu hiện ngộ độc rượu nếp

Ta có thể nhận biết ngộ độc rượu nếp thông qua các triệu chứng như:

  • Thân nhiệt hạ thấp, người lạnh toát, da và các đầu ngón tay, đầu ngón chân tái nhợt.
  • Nạn nhân nói méo tiếng, nói ngọng ngay cả khi đã tỉnh rượu. Một số nạn nhân còn có biểu hiện méo miệng. 
  • Một bên chân hoặc một bên tay bị tê yếu, khó cử động. Cũng có khi tình trạng tê yếu xảy ra cả 2 bên. 
  • Khó thở, thở chậm, thở không đều, thở khò khè, có thể ứ đờm nhầy trong khoang miệng. 
  • Người ngộ độc rượu nếp không tự chủ được trong vấn đề đại tiểu tiện, có hiện tượng tiểu són nhưng tiểu ít hơn bình thường. 
  • Buồn nôn, nôn nhiều kèm đau bụng hoặc chướng bụng. Khi nôn nhiều, có thể dễ bị thiếu nước, thiếu điện giải. Do vậy dẫn đến tình trạng huyết áp hạ, nhịp tim tăng. 
  • Mắt nhìn không rõ, hoa mắt, rối loạn màu sắc. 
  • Hạ đường huyết đột ngột có thể dẫn đến co giật.
  • Trong trường hợp nghiêm trọng, ngộ độc rượu có thể khiến nạn nhân bị ngừng thở và tổn thương não dẫn đến tử vong.

Cách xử trí khi ngộ độc rượu nếp

Ngay khi phát hiện người thân bị ngộ độc, việc quan trọng nhất người nhà cần làm là gọi ngay cấp cứu hoặc đưa người thân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong thời gian chờ đợi xe cấp cứu, người thân nên thực hiện các cách chữa ngộ đôc rượu tạm thời như:

  • Cố giữ để nạn nhân tỉnh táo cho đến khi nhân viên y tế đến. Tuyệt đối không được để họ ngủ lịm đi, dễ rơi vào trạng thái hôn mê. 
  • Không nên để người ngộ độc nằm một mình vì khi họ nôn ói có thể bị sặc và nghẹt đường thở.
  • Nên giữ bệnh nhân ngồi hoặc nằm kê đầu cao. Nếu không thể ngồi có thể đặt nạn nhân nằm nghiêng sang trái; hoặc nằm sấp, đầu nghiêng sang trái. 
  • Nếu nạn nhân còn tỉnh táo và hợp tác, có thể giúp họ nôn ói bớt rượu trong dạ dày bằng cách dùng tay móc họng. Có thể cho họ uống nhiều nước trước khi móc họng để dễ kích thích gây nôn hơn. 
  • Nếu người ngộ độc rượu có dấu hiệu bất tỉnh, cần hô hấp nhân tạo trong khi chờ cấp cứu đến.
  • Giúp người ngộ độc rượu nếp giữ ấm cơ thể, tránh hạ thân nhiệt đột ngột dễ dẫn đến đột quỵ.
ngộ độc rượu nếp 4 Ngộ độc rượu cần được sơ cứu, cấp cứu kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm tử vong

Phòng chống ngộ độc rượu nếp

Để giảm tối đa nguy cơ bị ngộ độc khi uống rượu nếp, cả người sản xuất, người bán và người mua cần đặc biệt lưu ý: 

  • Khi mua nguyên liệu để sản xuất rượu nếp cần tuyển chọn kỹ càng. Người nấu rượu nên chọn mua loại men rượu mới. Men phải có mùi thơm của gạo, thuốc bắc hoặc lá rừng. Men không cần trắng phau nhưng cũng không được có biểu hiện mốc, hôi, sượng. Các loại men rượu to, màu trắng sáng có thể được ngâm tẩy qua hóa chất cũng không an toàn.
  • Không mua và uống các loại rượu nếp không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt không dùng rượu pha với cồn công nghiệp methanol. 
  • Chỉ uống rượu với liều lượng và nồng độ vừa phải. 
  • Không uống rượu khi đói, khi mệt mỏi, hoặc những người mắc các bệnh lý về gan, dạ dày hay khi đang chữa bệnh. 

Dù cẩn thận đến mấy, ngộ độc rượu nếp vẫn có thể xảy ra với bất kỳ ai trong chúng ta. Hiểu rõ nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa ngộ độc rượu sẽ giúp chúng ta biết cách hỗ trợ nạn nhân nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin