Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rượu sâm tốt và quý nhưng vẫn có thể gây ngộ độc. Vậy ngộ độc rượu sâm do nguyên nhân gì và biểu hiện thế nào và xử trí ra sao?
Từ xa xưa, nhân sâm được coi như “thần dược” được dùng để bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực và phòng chống bệnh tật. Sâm dùng để ngâm rượu tạo thành rượu sâm vừa quý hiếm, vừa đắt đỏ. Tuy như, loại rượu tưởng chừng như “đại bổ” ấy nếu dùng không đúng cách vẫn có thể gây ngộ độc rượu sâm như thường.
Theo Đông y, nhân sâm đứng đầu bảng trong những vị thuốc quý nhất. Nhân sâm có tính bình, vị ngọt, hơi đắng. Loại dược liệu quý này có tác dụng bổ khí, ích trí, an thần, bổ phế, kiện tỳ, giảm đau, giảm mệt mỏi. Bộ phận của cây nhân sâm được dùng làm dược liệu là củ nhân sâm. Đây cũng là bộ phận được dùng để ngâm rượu, tạo thành rượu sâm - một trong những loại rượu thuốc được ưa chuộng nhất.
Vì nhân sâm là vị thuốc quý hiếm bậc nhất nên người ta thường chỉ dùng duy nhất một vị sâm để ngâm rượu (gọi là độc sâm thang). Rượu sâm mang đến nhiều lợi ích không ngờ cho sức khỏe con người như:
Với quá nhiều lợi ích nói trên, tại sao vẫn có trường hợp ngộ độc rượu sâm? Tình trạng ngộ độc sau khi uống rượu nhân sâm có thể do nguyên nhân:
Theo y học cổ truyền, các thực phẩm kỵ sâm gồm có hải sản, trà và củ cải. Trong trà tồn tại vài dược chất có khả năng “vô hiệu” các thành phần bổ dưỡng trong củ nhân sâm. Các loại củ cải và hải sản là thực phẩm “hạ khí”. Nhân sâm lại là “đại bổ khí”. Hai thứ đối lập nhau có thể triệt tiêu hiệu quả của nhau và gây hại cho người dùng. Bên cạnh đó, lê lô và ngũ linh chi cũng là 2 vị thuốc “khắc” với nhân sâm nên không thích hợp để dùng chung.
Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng nếu người lớn uống khoảng 200ml rượu sâm nồng độ 3% sẽ dẫn đến ngộ độc. Một số biểu hiện có thể gặp phải trong trường hợp này là: Mẩn đỏ, nổi ngứa toàn thân, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tăng thân nhiệt, huyết áp hạ.
Người mắc một số bệnh nền dưới đây cũng thuộc nhóm nguy cơ cao đối với ngộ độc rượu sâm:
Một nguyên nhân gây ngộ độc khá phổ biến khác là người ngâm rượu mua nhầm củ cây thương lục. Củ cây thương lục có hình dáng bên ngoài khá giống với củ nhân sâm, nhưng đây lại là loài có độc.
Nếu cơ thể hấp thụ lượng độc lớn từ củ thương lục sẽ có biểu hiện ngộ độc như: Tê liệt lưỡi và môi, người vã mồ hôi lạnh, nôn mửa kèm đau bụng, tăng tiết đờm nhầy, huyết áp hạ, co giật toàn thân, tinh thần hoảng hốt, nói sảng. Nguy hiểm hơn, trong trường hợp người bị ngộ độc nặng có thể bị hôn mê sâu hoặc dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.
Trước khi dùng rượu sâm, ta cần nắm được kiến thức về biểu hiện của ngộ độc rượu như:
Biểu hiện chung:
Biểu hiện với đối tượng đặc biệt
Khi nhận thấy ai đó có dấu hiệu ngộ độc sau khi uống rượu sâm, bạn có thể sơ cứu tại chỗ để tránh diễn tiến nặng và hậu quả đáng tiếc. Những việc có thể làm để sơ cứu nạn nhân như:
Để phòng tránh ngộ độc khi dùng rượu sâm, người dân cần cẩn trọng ngay từ khâu mua nguyên liệu. Ngoài rượu chuẩn cũng cần mua nhân sâm có nguồn gốc rõ ràng, tránh nhầm lẫn với rễ thương lục.
Không nên uống rượu sâm có nguồn gốc không rõ ràng.
Khi sử dụng rượu sâm nên dùng đúng liều lượng. Rượu ngâm sâm chỉ nên uống 10 - 20ml mỗi ngày.
Phụ nữ đang trong thai kỳ và đang nuôi con bằng sữa mẹ không được uống rượu sâm.
Người bị bệnh huyết áp cao, viêm gan, sỏi mật, viêm loét dạ dày cũng không nên uống.
Trẻ em không được uống rượu sâm.
Ngộ độc rượu sâm là sự cố đáng tiếc khi sử dụng thứ rượu “đại bổ” quý hiếm và đắt đỏ. Hy vọng qua những thông tin trên đây sẽ giúp bạn biết sử dụng rượu sâm đúng liều lượng, đúng đối tượng để lợi ích của rượu sâm được phát huy hiệu quả tối đa.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.