Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Ngộ độc salicylate: Triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị

Ngày 28/06/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tình trạng ngộ độc salicylate có thể gây ra những triệu chứng như tăng thân nhiệt, ý thức bị lẫn lộn và nhiều vấn đề về sức khỏe khác. Để không gây nguy hiểm tới sức khỏe, bạn nên có hướng giải quyết kịp thời khi không may gặp phải tình trạng này.

Vậy ngộ độc salicylate sẽ gây ra các triệu chứng gì và có nguy hiểm đến tính mạng hay không?

Ngộ độc salicylate là gì?

Ngộ độc salicylate hay còn được gọi là ngộ độc aspirin. Đây là chứng ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính đối với một salicylate giống như aspirin.

Ngộ độc salicylate: Triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị1 Công thức hóa học của salicylate

Salicylate khiến cho sự hô hấp tế bào bị suy giảm bằng cách tác phosphoryl oxy hóa. Salicylate kích thích những trung tâm hô hấp ở trong hành não và gây ra tình trạng toan chuyển hóa nguyên phát. Khi salicylate biến mất khỏi máu sẽ đi vào tế bào và gây độc ở ty thể. 

Triệu chứng khi ngộ độc salicylate

Sử dụng salicylate quá liều sẽ gây ra các triệu chứng như ù tai, buồn nôn, nôn. Những triệu chứng sau đó gồm có co giật, sốt cao, tăng động. Tình trạng suy hô hấp, suy thận cấp có thể xảy ra cuối cùng. 

Những triệu chứng và dấu hiệu của ngộ độc salicylate thường có khuynh hướng không đặc hiệu và khác biệt nhiều. Trong đó có thể kể đến như ý thức bị thay đổi, giảm oxy trong máu, sốt, mất nước, hạ huyết áp, toan lactic.

Chẩn đoán ngộ độc salicylate

Tình trạng ngộ độc salicylate được nghi ngờ nếu như bệnh nhân xuất hiện các vấn đề như:

  • Có tiền sử uống thuốc quá liều, uống lặp lại liều điều trị.
  • Đầu óc lú lẫn, không rõ nguyên nhân.
  • Một số vấn đề khác: Giảm oxy trong máu, sốt cao, mất nước, phù phổi, hạ huyết áp.
Ngộ độc salicylate: Triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị2 Ngộ độc salicylate khiến cơ thể bị sốt cao

Nếu bệnh nhân bị nghi ngờ ngộ độc salicylate thì cần phải đo nồng độ salicylate của huyết thanh, đo khí máu động mạch, độ PH của nước tiểu, điện giải và glucose. Nếu nghi ngờ bị tiêu cơ vân, bệnh nhân cần được đo nồng độ myoglobin và CK ở trong nước tiểu.

Tình trạng ngộ độc salicylate xảy ra khi nồng độ huyết thanh cao hơn nhiều so với nồng độ điều trị, nhất là sau 6 tiếng kể từ khi nuốt phải và kết quả của khí máu động mạch thường tương thích với ngộ độc salicylate. Nồng độ ở trong huyết thanh rất hữu ích đối với việc chẩn đoán và hướng dẫn điều trị.

Khí máu của động mạch cho thấy kiềm hô hấp ở trong vài giờ đầu sau khi uống salicylate. Sau đó chính là tình trạng toan chuyển hóa hoặc toan hỗn hợp. Khi nồng độ của salicylate bị suy giảm, mất bù hoặc toan chuyển hóa ké chính là những kết quả tìm được. Nếu tình trạng suy hô hấp xảy ra, khí máu của động mạch sẽ cho thấy có sự kết hợp giữa toan hô hấp và toan chuyển hóa. Nếu chụp X - quang phổi sẽ cho thấy được hình ảnh mờ lan tỏa của hai phổi. 

Nồng độ của glucose ở trong huyết tương có thể cao, thấp hoặc bình thường. Nồng độ salicylate ở trong huyết thanh sẽ giúp xác định được sự hấp thụ có được tiếp tục hay không.

Điều trị ngộ độc salicylate

Bệnh nhân bị ngộ độc salicylate có thể được điều trị bằng than hoạt tính hoặc kiềm hóa nước tiểu và bù kali.

Việc điều trị ngộ độc salicylate cần phải dựa trên 3 nguyên tắc đó là làm giảm sự hấp thụ salicylate thông qua hệ tiêu hóa, điều chỉnh rối loạn chuyển hóa, bồi phụ nước điện giải, tăng khả năng loại bỏ salicylate ra bên ngoài cơ thể. Bệnh nhân cần phải được theo dõi tình trạng cân bằng kiềm toan để tránh gặp phải tình trạng nhiễm toan máu trở nên nặng hơn. Bệnh nhân cũng cần được làm giảm sự hấp thu thuốc thông qua đường tiêu hóa gồm có rửa dạ dày, gây nôn, sử dụng than hoạt tính để tăng khả năng bài trừ thuốc.

Nếu bệnh nhân bị tụt huyết áp thì cần phải truyền tĩnh mạch. Một số dung dịch thường được sử dụng để truyền tĩnh mạch đó là dextrose, natri clorua đẳng trương hoặc pha natri clorua 0,45% với 1 ống natri bicarbonat.

Bệnh nhân cần được tiến hành lợi tiểu hoặc kiềm hóa nước tiểu để làm tăng khả năng đào thải salicylate khi bệnh nhân không còn tụt huyết áp tư thế hoặc có nước tiểu. Bệnh nhân nên được truyền dịch với tốc độ là từ 4 đến 8ml/kg/giờ cho đến khi nồng độ của salicylate ở trong máu giảm xuống ở giới hạn điều trị. Nếu bệnh nhân mắc các bệnh lý về tim mạch thì nên truyền với tốc độ chậm hơn. 

Ngộ độc salicylate: Triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị3 Có thể điều trị ngộ độc salicylate bằng than hoạt tính

Chỉ định lọc máu nên được tiến hành khi nhiễm toan không đáp ứng với khả năng điều trị (độ PH<7). Phù phổi, suy thận không phải do tim gây ra và có những triệu chứng của thần kinh trung ương nặng. Tùy thuộc vào khả năng đáp ứng điều trị và mức độ ngộ độc mà bệnh nhân có nên tiếp nhận điều trị hỗ trợ hay không.

Trên đây là những điều mà bạn nên biết khi bị ngộ độc salicylate. Với nguồn thông tin hữu ích này, hy vọng bạn sẽ biết cách áp dụng vào việc phòng ngừa cũng như điều trị khi ngộ độc loại thuốc này.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm