Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Ngộ độc thực phẩm nhẹ và cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm

Ngày 29/09/2019
Kích thước chữ

Ngộ độc thực phẩm là bệnh trạng xảy ra sau khi ăn, uống thực phẩm nhiễm bẩn. Hậu quả của ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và cơ thể của bạn. Ai ai cũng cần phải có kiến thức về ngộ độc thực phẩm nhẹ và cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm để tự giải quyết vấn đề của bản thân cũng như giúp đỡ những người xung quanh chẳng may bị ngộ độc thực phẩm.

Ngộ độc thực phẩm nhẹ xảy ra khi bạn ăn thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, vi-rút hoặc các chất độc khác. Ngộ độc thực phẩm nhẹ cũng có thể xảy ra nếu thực phẩm không được làm lạnh ở nhiệt độ phù hợp hoặc nấu chưa chín.

Triệu chứng gây ngộ độc thực phẩm nhẹ

Đổ mồ hôi

Trái với suy nghĩ của nhiều người, ngộ độc thực phẩm không ngay lập tức khiến bạn phải chạy vào nhà vệ sinh sau khi ăn một miếng thức ăn bị ô nhiễm. Đổ mồ hôi có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm về ngộ độc thực phẩm và là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị ngộ độc thực phẩm nhẹ.

Đầy hơi và đau bụng

Đau bụng và đầy hơi là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị ngộ độc thực phẩm nhẹ. Nếu cơn đau bụng khiến bạn phải chạy ào vào nhà vệ sinh, thì đó là một dấu hiệu chính xác và không may cho thấy vi khuẩn xấu đang hoạt động trong ruột của bạn.

Buồn nôn và ói mửa

Mặc dù buồn nôn và ói mửa là dấu hiệu đặc trưng của ngộ độc thực phẩm nhẹ, nhưng các triệu chứng xuất hiện sớm sẽ phụ thuộc vào chủng vi khuẩn gây bệnh.

Ví dụ, Listeria, thường được tìm thấy trong các loại thịt nguội, sữa tươi và phô mai có thể gây ra các triệu chứng từ 3 đến 70 ngày sau khi tiếp xúc; trong khi Salmonella, thường tìm thấy trong trứng, thịt (đặc biệt là thịt gia cầm) và trái cây sống. Ngoài ra, rau bẩn có thể gây ra các triệu chứng xuất hiện trong vòng 12 đến 72 giờ sau khi tiếp xúc mầm bệnh.

Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là một trong những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm nhẹ rõ nhất. Norovirus là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh dạ dày và nó có thể lây lan qua thực phẩm bị nhiễm độc. Ngoài ra, nó gây ra tiêu chảy, phổ biến nhất ở người lớn.

Trong khi đó, E.coli (được biết là gây nhiễm độc cho thịt và rau sống) và Campylobacter (thường được tìm thấy ở gia cầm chưa nấu chín và nước bị ô nhiễm) có thể gây tiêu chảy ra máu.

Sốt

Một số loại vi khuẩn, chẳng hạn như Listeria và Campylobacter, có thể gây sốt, mặc dù nó có thể đi kèm với các triệu chứng tiêu hóa. Nếu sốt kéo dài hơn 48 giờ, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế.

ngo-doc-thuc-pham-nhe-va-cach-xu-ly-khi-bi-ngo-doc-thuc-pham-1Những triệu chứng gây ngộ độc thực phẩm nhẹ

Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm nhẹ

  • Đầu tiên, bạn nên cố gắng uống thật nhiều nước để giữ nước cho cơ thể và thay thế các chất lỏng bị mất do nôn mửa và tiêu chảy. Uống chậm và từng ngụm nhỏ hoặc ngậm một viên đá nhỏ để nước đi vào cơ thể một cách từ từ.
  • Để cho dạ dày được nghỉ, bạn không nên ăn uống trong vài giờ.
  • Sau khi cơ thể đã khá hơn thì bạn cũng không nên dùng những đồ uống có chứa caffein hoặc các sản phẩm sữa ngay sau đó mà hãy chờ đến khi cơ thể đã phục hồi hoàn toàn. Dạ dày sẽ dễ bị kích thích bởi những chất đó. 
ngo-doc-thuc-pham-nhe-va-cach-xu-ly-khi-bi-ngo-doc-thuc-pham-2Uống nhiều nước để giữ nước cho cơ thể khi bị ngộ độc thực phẩm nhẹ

 

  • Sau khi đã khoẻ hơn, bạn nên ăn một số loại đồ ăn nhẹ như cháo yến mạch, cháo trắng, bánh quy mặn, bánh mì… uống nước trắng hoặc những loại nước có chất điện giải như Oresol để bổ sung chất cho cơ thể sau khi đã bị mất.
  • Bổ sung Probiotic, đây là những vi khuẩn có lợi cơ thể, giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn và giúp khôi phục sự cân bằng trong hệ đường ruột của bạn, để chống lại những bệnh do vi khuẩn có hại gây nên. Sữa chua chính là thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn có lợi nhất.
Ăn sữa chua để tăng lợi khuẩn cho đường ruột
  • Không được dùng thuốc chống tiêu chảy. Lúc này cơ thể bạn đang loại bỏ và thanh lọc những chất có hại trong hệ thống, nếu bạn uống thuốc sẽ chỉ làm bệnh thêm nghiêm trọng hơn.
  • Cuối cùng, hãy để cơ thể bạn được nghỉ ngơi trong một thời gian.

Đối với phần lớn bệnh nhân, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau vài ngày, mặc dù một số dạng ngộ độc có thể kéo dài hơn. Nếu các triệu chứng ngộ độc thực phẩm không cải thiện hoặc tồi tệ hơn thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của triệu chứng, bác sĩ sẽ chọn cách điều trị cho bạn.

Bác sĩ có thể chỉ định bổ sung lượng nước bị mất đi. Chất lỏng và chất điện giải, bao gồm khoáng chất như natri, kali và canxi, giúp duy trì cân bằng lượng nước cơ thể đã bị mất đi do tiêu chảy. Đó có thể là muối và chất lỏng cung cấp qua đường tĩnh mạch để ngăn ngừa và điều trị mất nước.

Trong trường hợp bạn nhiễm một số dạng ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn nhất định và các triệu chứng rất trầm trọng, bạn sẽ được dùng kháng sinh. Trong quá trình mang thai, điều trị bằng kháng sinh kịp thời có thể tránh cho thai nhi khỏi bị nhiễm trùng.

Hi vọng với bài viết chia sẻ về ngộ độc thực phẩm nhẹ và cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm sẽ giúp bạn biết cách xử trí khi có một ai đó bị ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên bạn nên đến với trạm y tế gần nhất để được chăm sóc một cách kỹ lưỡng hơn và tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Nhân Tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin