Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngủ dậy bị đau khớp tay không chỉ gây ra các cơn đau nhức, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng công việc trong ngày. Nguyên nhân, biện pháp khắc phục tình trạng này ra sao, cùng đón đọc ngay!
Ngủ dậy bị đau khớp tay là hiện tượng thường gặp, gây ra những cơn đau nhức khiến người bệnh khó tập trung. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới công việc và chất lượng cuộc sống.
Tình trạng ngủ dậy bị đau khớp tay là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm khớp, đau khớp tay… Một số hiện tượng có thể xuất hiện như sưng, cứng, phù nề tại các khớp khuỷu tay, cổ tay, bàn tay, ngón tay… Cơn đau thường kéo dài từ một đến nhiều giờ đồng hồ.
Ngoài ra một số trường hợp còn bị nổi hạch, viêm gân, thiếu máu, teo cơ tại vùng khớp đau. Nếu tình trạng đau khớp diễn ra thường xuyên sẽ gây nên tình trạng biến dạng khớp, ảnh hưởng tới các dây chằng và gân xung quanh khớp.
Bệnh đau khớp tay chân khi ngủ dậy có thể tự khỏi nếu chỉ dừng ở các phản ứng thông thường như gối đầu lên tay, xách đồ quá nặng, làm công việc văn phòng…
Tuy nhiên, khi hiện tượng đau khớp tay lặp đi lặp lại nhiều lần và kèm theo các triệu chứng khác như tê bì ngón tay, đau nhức ở các khớp ngón tay khi thời tiết giao mùa, các khớp tay sưng tấy, biến dạng, không thể co duỗi… Hiện tượng này cho thấy, nguy cơ cao là bạn đang gặp vấn đề về xương khớp.
Ngủ dậy bị đau khớp tay không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi, mà ngay cả các bạn trẻ cũng thường gặp phải hiện tượng này. Đa phần khi có các dấu hiệu nhẹ, mọi người sẽ bỏ qua mà không hề hay biết rằng đây là một trong những triệu chứng của bệnh lý.
Các bệnh lý về xương khớp là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau khớp tay chân sau khi ngủ dậy.
Thoái hóa khớp là sự tổn thương của các mô sụn và xương dưới sụn. Sụn ở các khớp tay khi thoái hóa sẽ bị bào mòn dần theo thời gian, làm cho các đầu xương cọ xát vào nhau gây đau nhức, sưng tấy và căng cứng khớp.
Đây là tình trạng bệnh tự miễn, khi hệ thống miễn dịch tấn công chính các mô khỏe mạnh của cơ thể khiến các khớp tay bị viêm, căng cứng… gây khó chịu cho người bệnh.
Hai tổn thương phổ biến và được xếp vào danh sách nguyên nhân khiến cho khớp tay bị cứng, sưng tấy và đau nhức. Tình trạng này kéo dài làm giảm cảm khả năng cầm nắm đồ vật và gây đau nhức cục bộ.
Bên cạnh đó, một số bệnh lý khác như gout, lupus, viêm khớp vẩy nến hay bệnh loãng xương… cũng có thể gây nên tình trạng đau khớp chân tay khi ngủ dậy. Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bệnh lý mà mức độ đau khớp sẽ ở thể nặng nhẹ khác nhau.
Ngoài nguyên nhân bệnh lý đã nói ở trên thì một số yếu tố ngoại cảnh tác động không nhỏ tới sức khỏe của các khớp xương.
Đau khớp tay do chấn thương mô mềm
Di chứng của những chấn thương mô mềm là nguyên nhân gây nên bệnh đau khớp tay như: Bong gân, giãn dây chằng hoặc bỏng da. Tình trạng đau nhức sẽ biến mất sau một thời gian, thường từ 1 - 2 tuần.
Đau khớp tay do ngủ sai tư thế
Theo các chuyên gia cơ xương khớp cho biết, có hơn 30% các trường hợp bị đau nhức tay khi ngủ dậy do nằm sai tư thế. Thói quen này khiến cơ và mạch máu bị chèn ép, quá trình tuần hoàn máu và cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ thể bị giảm sút. Thay vào đó, một lượng lớn các axit lactic được giải phóng, gây nên các cơn đau khớp tay tại hai bên bả vai, cổ, gáy, cánh tay, lưng, hông, sườn…
Đau khớp tay chân khi ngủ dậy gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, phòng còn hơn chữa, hãy trang bị cho mình ngay những kiến thức dưới đây.
Chế độ ăn uống hợp lý cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Khi đó, các hoạt động hệ thống mô và cơ tại các khớp được đảm bảo. Đồng thời, kích thích quá trình tiết dịch nhờn, tái tạo mô sụn, giữ vững cấu trúc, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.
Ngoài ra việc tạo áp lực quá mức lên bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, vai trong lúc làm việc hay sinh hoạt cũng khiến các khớp tay bị tổn thương. Vì thế, việc nghỉ ngơi và thả lỏng toàn bộ cánh tay là điều cần thiết để tránh cứng khớp, đau khớp tay mỗi sáng thức dậy.
Bạn có thể thực hiện một số phương pháp massage đơn giản như thoa một chút tinh dầu lên hai bàn tay rồi nhẹ nhàng xoa bóp các khớp tay. Điều này sẽ làm giải tỏa căng thẳng, áp lực cho khớp tay một cách nhanh chóng nhất.
Bạn có thể sử dụng phương pháp massage mọi lúc, mọi nơi. Chỉ cần dành khoảng 1 - 2 phút để massage tay, đôi bàn tay sẽ trở nên dễ chịu hơn rất nhiều.
Ngoài phương pháp kể trên, các bài tập đơn giản hàng ngày cũng có tác dụng tăng độ dẻo dai và linh hoạt cho khớp tay. Một số bài đơn giản như: Nắm chặt rồi mở rộng 5 ngón tay, phương pháp gập tay hình chữ O, phương pháp ngón cái…
Việc chăm sóc đôi bàn tay đúng cách giúp hạn chế các cơn đau nhức, cứng, sưng khớp và phòng tránh được bệnh lý liên quan tới đau khớp tay như viêm khớp ngón tay, viêm khớp mãn tính, đau khớp khuỷu tay…
Trên đây là một số thông tin hữu ích về tình trạng đau khớp tay khi ngủ dậy. Ngủ dậy bị đau khớp tay sẽ không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, nhưng gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.Vì thế, việc thực hiện các biện pháp trên sẽ giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sự tái phát của bệnh.
Minh Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.