Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngủ mở hé mắt cũng là một trong những “tật xấu” khi ngủ. Mặc dù không quá phổ biến những hiện tượng này cũng gây không ít phiền toái và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị chứng ngủ mở hé mắt này nhé!
Thông thường, người mắc chứng ngủ mở hé mắt thường sẽ không tự phát hiện được hiện tượng này. Tuy nhiên, nếu người thân không nhắc nhở thì bạn có thể dựa vào các triệu chứng sau đây để xác định được mình có bị ngủ hé mắt hay không.
Trước tiên, bạn cần hiểu ngủ hé mắt là gì? Triệu chứng bệnh là như thế nào? Cùng Long Châu khám phá ngay thôi!
Ngủ mở hé mắt (còn được gọi là Nocturnal lagophthalmos). Nói một cách dễ hiểu thì nó là chứng ngủ đêm. Một người vẫn mở mắt khi ngủ hoặc mắt không thể khép lại hoàn toàn ngay cả khi đã chìm sâu vào giấc ngủ. Đây không phải là một hiện tượng kỳ lạ mà là một chứng bệnh về mắt rất phổ biến.
Những người ngủ mở mắt sẽ không thể tự mình phát hiện được bệnh lý của mình. Trừ khi có người khác nói thì họ mới phát hiện được bệnh lý này. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dựa vào một số dấu hiệu dưới đây để xác định bệnh lý của mình.
Ngủ mở mắt không chỉ ảnh hưởng lớn đến mắt, dễ gây ra những bệnh lý về mắt mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng giấc ngủ. Thường những người ngủ mở mắt thì giấc ngủ thường bị gián đoạn, không ngon giấc. Khi đang ngủ họ rất dễ bị giật mình vì mắt đau rát hoặc ngứa ngáy.
Ngủ mở mắt là không phải là bệnh hiếm gặp mà là một bệnh lý có liên quan đến mắt. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này như sau:
Cơ khép mí mắt bị suy yếu hay tê liệt còn được gọi là orbicularis oculi sẽ khiến cho bệnh nhân ngủ mà không thể nhắm mắt. Nguyên nhân dẫn tới việc yếu cơ hoặc suy yếu các dây thần kinh này có thể là do khối u nào đó chèn ép dây thần kinh mắt, phẫu thuật cắt bỏ khối u gần dây thần kinh mặt, bệnh thần kinh cơ, chấn thương quanh vùng mắt, hội chứng Moebius, tình trạng tự miễn dịch, chẳng hạn như hội chứng Guillain-Barré…
Ngoài ra, cơ khép mí mắt bị yếu có thể là do tình trạng nhiễm trùng bắt nguồn từ các bệnh lý như thủy đậu, quai bị, bại liệt, bạch hầu, bệnh phong, ngộ độc botulism…
Nguyên nhân phổ biến khác dẫn tới ngủ mở hé mắt là do các tổn thương ở mí mắt. Chẳng hạn như phẫu thuật mí mắt hoặc sẹo do bỏng hoặc các chấn thương khác. Lúc này mí mắt bị tổn thương và hoạt động của mí cũng bị ảnh hưởng, khiến nó không thể khép lại hoàn toàn.
Bệnh mắt lồi cũng có thể dẫn đến ngủ mở hé mắt. Đây là một biến chứng thường thấy ở những người có tuyến giáp hoạt động quá mức hay còn gọi là bệnh cường giáp. Người bị đôi mắt bị lồi sẽ khiến mí mắt rất khó khép kín.Rối loạn giấc ngủ, teo hay liệt vận động cơ mặt cũng dẫn đến hiện tượng ngủ mở mắt.
Một vài trường hợp khác được cho là do lông mi ở trên và dưới quá dày khiến mắt khó nhắm lại hoàn toàn khi ngủ. Việc xác định chính xác nguyên nhân dẫn tới ngủ mở hé mắt là rất quan trọng. Nó được xem là cơ sở để đưa ra các phương án điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Theo chuyên gia, những người bị ngủ mở hé mắt nên đeo kính chống ẩm vào ban đêm khi đi ngủ. Chúng sẽ giữ ẩm cho mắt trong khi ngủ. Ngủ với máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ cũng có thể giúp không khí xung quanh ẩm và làm bệnh nhân ít bị khô mắt hơn.
Tuy nhiên, đây chỉ là những biện pháp hỗ trợ tăng cường độ ẩm cho mắt. Nếu ngủ mở hé mắt là do bệnh lý, bạn cần phải lựa chọn một trong hai phương pháp điều trị như sau:
Ngủ mở hé mắt là một hiện tượng không hiếm gặp, nếu bệnh không quá nghiêm trọng thì chỉ cần dùng thuốc bôi và nhỏ mắt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bệnh nặng và có nguy cơ ảnh hưởng tới thị lực thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xem xét phẫu thuật để hạn chế hậu quả nặng nề về sau.
Như Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.