Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Ngủ trưa có tác dụng gì? Lời khuyên khi ngủ trưa

Ngày 28/01/2023
Kích thước chữ

Nhiều người có thói quen ngủ trưa mỗi ngày nhưng liệu bạn đã biết tác dụng của việc ngủ trưa đối với sức khỏe chưa? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Ngủ trưa giúp bạn lấy lại tinh thần tỉnh táo, phấn chấn và làm tăng hiệu quả làm việc, học tập vào buổi chiều. Nếu giấc ngủ ban đêm không đủ, hãy ngủ bù bằng một giấc ngủ trưa ngắn để tinh thần thoải mái hơn. 

Tác dụng của ngủ trưa là gì? 

Ngủ trưa được nhiều chuyên gia nhận định là thói quen nghỉ ngơi tốt cho tinh thần và cả thể chất. Khi được ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ tỉnh táo và thoải mái hơn, kích thích khả năng sáng tạo và hạn chế nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cả trẻ em và người lớn đều được khuyến khích ngủ trưa mỗi ngày ít nhất 10 phút. Tác dụng khi ngủ trưa thường xuyên ở người lớn và trẻ em có sự khác biệt. 

Tác dụng của giấc ngủ trưa với trẻ em

Đầu tiên, khi nói đến công dụng, lợi ích mà giấc ngủ trưa đem lại, trẻ em là đối tượng thường có thói quen ngủ trưa nhất. Tại các trường học bán trú hoặc nội trú, sau khi ăn trưa, các em luôn được ngủ trưa trong 30 - 45 phút và chuẩn bị cho tiết học buổi chiều. Vậy trẻ em ngủ trưa có tác dụng gì? 

Ngủ trưa có tác dụng gì Lời khuyên khi ngủ trưa 1

Ngủ trưa giúp trẻ ngủ đủ giấc và trí não phát triển tốt hơn

Đối với trẻ từ 3 - 10 tuổi, giấc ngủ trưa trong thời gian ngắn có nhiều lợi ích và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ nhỏ. Tuy quan trọng là vậy nhưng rất nhiều bậc cha mẹ không cho con ngủ trưa hoặc không tạo thói quen ngủ trưa cho con từ nhỏ. 

Khi duy trì thói quen ngủ trưa thường xuyên, đều đặn và có giấc ngủ ngon, trẻ sẽ nhận được vô vàn lợi ích như: 

Kích thích khả năng sáng tạo ở trẻ: Khi được nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc, trí não sẽ phát triển toàn diện hơn, trẻ tỉnh táo, giàu năng lượng hơn. Não bộ khỏe mạnh sẽ phát những tín hiệu tích cực đến hệ thần kinh, tạo đà kích thích sáng tạo mạnh mẽ ở trẻ. 

Tăng cường hệ thống miễn dịch: Trẻ em dưới 10 tuổi cần ngủ từ 8 - 10 tiếng/ngày nhưng với những bé đã đến trường, việc đảm bảo giấc ngủ ban đêm đáp ứng nhu cầu ngủ đủ giấc là rất khó. Vì vậy, ngủ trưa giúp trẻ được nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, các cơ quan nội tạng hoạt động mạnh mẽ và tăng sức đề kháng, miễn dịch tự nhiên. 

Tăng khả năng tập trung và ghi nhớ: Thiếu ngủ sẽ dẫn đến mất tập trung, xao nhãng, nhanh quên. Nếu thiếu ngủ trong thời gian dài có thể khiến khả năng tập trung của trẻ giảm sút, trí nhớ ngắn hạn, hay quên, khó tiếp thu,...

Tác dụng khi người lớn ngủ trưa

Không chỉ quan trọng với trẻ nhỏ mà giấc ngủ trưa cũng đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho người lớn, nhất là những người phải làm việc trong môi trường căng thẳng, đòi hỏi suy nghĩ liên tục, thần kinh căng thẳng. Nói đến tác dụng của ngủ trưa đối với người trưởng thành thì không thể bỏ qua: 

Tăng khả năng tập trung, chú ý, tái tạo năng lượng: Sau một buổi sáng làm việc căng thẳng, mệt mỏi, não bộ rất cần được nghỉ ngơi để tái tạo lại năng lượng, phục hồi tinh thần để chuẩn bị tốt hơn cho công việc vào buổi chiều.

Ngủ trưa có tác dụng gì Lời khuyên khi ngủ trưa 2

Ngủ trưa giúp tinh thần tỉnh táo, giảm căng thẳng, stress

Thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng: Thời gian làm việc buổi sáng thường bắt đầu vào khoảng 7 - 9 giờ, và nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, não bộ chỉ có khả năng tập trung tối đa trong 3 - 4h, nếu vượt quá, sẽ gây ức chế não bộ, mệt mỏi, uể oải và dần dẫn đến stress. Khi ngủ trưa, não sẽ được nghỉ ngơi và tinh thần cũng vui vẻ hơn. 

Giảm khả năng mất trí nhớ: Một cuộc điều tra của các nhà khoa học tại Mỹ cho thấy, những người có thói quen ngủ trưa thường có trí nhớ tốt hơn những người khác, các dây thần kinh hoạt động khỏe mạnh và phản xạ não cũng tốt, nhanh nhạy hơn. 

Lời khuyên tránh mệt mỏi khi ngủ trưa

Nhiều người gặp phải tình trạng mệt mỏi, chán nản và đau nhức cơ thể sau khi ngủ trưa dậy. Điều này cũng khiến nhiều trường hợp không chọn ngủ trưa mà giải trí, nghỉ ngơi bằng những cách khác. Để cải thiện vấn đề trên, bạn hãy áp dụng những lưu ý dưới đây để có giấc ngủ trưa hiệu quả nhất. 

  • Tránh ngủ trưa quá lâu: Các chuyên gia khuyến khích giấc ngủ trưa không nên kéo dài quá 90 phút vì khi này, não bộ đi vào trạng thái ngủ sâu, rất khó để tỉnh táo trở lại, dễ gây mệt mỏi, cáu gắt, uể oải. 
  • Chọn tư thế ngủ thoải mái: Bạn không nên nằm gục trên bàn làm việc để nghỉ trưa, thay vào đó, hãy chọn nơi có thể thư giãn toàn bộ cơ thể, kê cao thân trên, một chiếc chăn mỏng sẽ giúp bạn thoải mái hơn, hạn chế đau mỏi vai gáy sau khi ngủ dậy. 
  • Thời gian ngủ thích hợp: Trong ngày, cơ thể trao đổi chất trong 2 giai đoạn vào buổi sáng sớm và từ 13 - 15 giờ. Để đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể, tăng tỉnh táo, thoải mái, bạn nên ngủ trưa trong khoảng thời gian này, không nên ngủ quá sớm hoặc quá muộn dẫn đến ảnh hưởng giấc ngủ ban đêm. 

Khó ngủ trưa phải làm sao? 

Bạn muốn ngủ trưa để nạp lại năng lượng cho tinh thần và cơ thể nhưng lại cảm thấy khó ngủ, trằn trọc mãi không ngủ được? Tình trạng này có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm chủ quan và khách quan như: 

  • Sử dụng chất kích thích trước khi ngủ trưa: Rượu, bia, chất có cồn hoặc đồ uống có caffeine sẽ kích thích não bộ hưng phấn, tỉnh táo hơn, dẫn đến giấc ngủ trưa bị ảnh hưởng, khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. 

Ngủ trưa có tác dụng gì Lời khuyên khi ngủ trưa 3

Không nên uống cà phê trước khi ngủ trưa
  • Không gian: Nếu ngủ trưa ở nơi có nhiều tiếng ồn, nhiều người qua lại hoặc kém thoải mái thì chất lượng giấc ngủ trưa cũng không được đảm bảo, thậm chí còn khiến bạn mệt mỏi sau khi ngủ dậy. 
  • Tâm lý: Tập trung suy nghĩ, lo lắng, căng thẳng, stress,... có thể là những nguyên nhân bắt nguồn từ tâm lý khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, tinh thần căng thẳng, dễ gây mệt mỏi. 

Vậy phải làm sao khi khó ngủ trưa? Bạn nên ngủ trưa sau khi ăn ít nhất 30 phút, hạn chế suy nghĩ quá nhiều trước khi ngủ, tránh xa những đồ uống có cồn, cafein trước khi đi ngủ 1 - 2h và chọn nơi ngủ trưa yên tĩnh, có hương thơm dịu nhẹ hoặc nhạc không lời càng tốt. 

Hy vọng những thông tin về ngủ trưa trên đây đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về thói quen ngủ trưa đang rất phổ biến hiện nay. Khi thay đổi cách ngủ trưa mà vẫn cảm thấy uể oải sau giấc nghỉ ngắn, bạn có thể cân nhắc thêm có nên ngủ trưa hay không. 

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin