Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Những loại thuốc ngứa da được sử dụng phổ biến và một số lưu ý cần biết

Ngày 24/10/2024
Kích thước chữ

Ngứa da là một tình trạng gây ra nhiều khó chịu cho người mắc phải. Nếu ngứa da ở mức độ nhẹ thường không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng, trong khi đó nếu ngứa da ở mức độ nặng có thể khiến người bệnh bị mất ngủ, gây bong tróc và tổn thương da do gãi nhiều. Khi đó, thuốc ngứa da chính là một giải pháp hữu ích giúp xử trí tình trạng này.

Ngứa da là một tình trạng gây ra không ít sự khó chịu cho người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng ngứa ngoài da, bao gồm bệnh lý da liễu, tổn thương ngoài da hoặc các căn bệnh khác… Một trong những biện pháp giúp cải thiện ngứa da là sử dụng thuốc ngứa da. Vậy có những loại thuốc bôi ngứa da nào được sử dụng phổ biến? Biện pháp phòng ngừa bệnh ngứa da là gì?

Nguyên nhân nào dẫn đến ngứa ngoài da?

Trước khi tìm hiểu về thuốc ngứa da, bạn đọc cần nắm được các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa ngoài da. Theo đó, hệ miễn dịch của cơ thể bố trí và sắp xếp hàng rào bảo vệ ở nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả lớp biểu bì da nhằm bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng… Khi các tác nhân gây bệnh có cơ hội tiếp xúc với cơ thể thì những tế bào trong hệ thống miễn dịch sẽ ngay lập tức được kích hoạt cơ chế phản xạ để bảo vệ cơ thể và có thể dẫn đến phản ứng dị ứng gây ngứa da. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy liên tục, khó chịu và muốn gãi để giảm ngứa.

Bên cạnh đó, tình trạng ngứa da xảy ra có thể do một số nguyên nhân khác như:

  • Da quá khô;
  • Ghẻ;
  • Bị muỗi đốt hoặc côn trùng cắn;
  • Dị ứng;
  • Mắc phải một số bệnh lý như xơ gan, viêm da thần kinh, hen phế quản, suy thận, đái tháo đường, HIV/AIDS…

Trong đó, thường gặp nhất là ngứa da do dị ứng, bao gồm tác dụng phụ của thuốc hoặc thay đổi thời tiết. Lúc này, việc sử dụng thuốc ngứa da để giảm thiểu tình trạng ngứa ngày và khó chịu này là điều cần thiết. Vậy có những loại thuốc ngứa da nào được sử dụng phổ biến?

Những loại thuốc ngứa da được sử dụng phổ biến và một số lưu ý cần biết 1
Dị ứng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng ngứa da

Các loại thuốc ngứa da được sử dụng phổ biến

Theo các chuyên da, trường hợp ngứa da nhẹ không có xu hướng lan rộng và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống thì người bệnh có thể áp dụng các biện pháp không sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ngừa da không tự khỏi và có xu hướng lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán cũng như điều trị đúng cách để cải thiện tình trạng bệnh. Một số loại thuốc ngứa da có thể được sử dụng để giảm ngứa bao gồm:

Thuốc ngứa da dạng bôi

Nhóm thuốc ngứa da dạng bội thường được chỉ định cho những bệnh nhân bị ngứa khu trú như côn trùng cắn, ban đỏ…. Các loại thuốc này gồm có:

  • Thuốc kháng histamin: Điển hình của nhóm thuốc này là Mepyramine và Diphenhydramine. Đặc biệt, thuốc Diphenhydramine mang lại hiệu quả rất tốt đối với những trường hợp ngứa da do dị ứng.
  • Thuốc gây tê: Bao gồm thuốc Tetracaine, Benzocaine và Lidocaine. Các loại thuốc bôi ngứa da này không nên sử dụng trong thời gian dài vì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn như rối loạn nhịp tim…
Những loại thuốc ngứa da được sử dụng phổ biến và một số lưu ý cần biết 2
Thuốc kháng histamin là một loại thuốc ngứa da dạng bôi

Thuốc ngứa da dạng uống

Thuốc ngứa da dạng uống được sử dụng trong trường hợp ngứa ngoài da không đáp ứng với các loại thuốc ngứa da dạng bội hoặc có dấu hiệu ngứa lan tỏa. Những loại thuốc ngứa da dạng uống bao gồm:

  • Paroxetine;
  • Mirtazapine;
  • Doxepin;
  • Ondansetron;
  • Các loại thuốc kháng histamin: Loratadine, Hydroxyzine, Cetirizine, Chlorphenamine, Ranitidine, Cimetidine…

Một số lưu ý quan trọng cần biết trong quá trình sử dụng thuốc ngứa da

Dưới đây là một số vấn đề quan trọng cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc ngứa da, bao gồm:

  • Chỉ sử dụng các loại thuốc ngứa da khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc về sử dụng.
  • Tuyệt đối phải bôi thuốc đúng liều lượng, không bôi quá nhiều, quá dày, lạm dụng thuốc hoặc sử dụng thuốc kéo dài.
  • Tuân thủ liều lượng, thời gian dùng và đường dùng theo đúng khuyến cáo của bác sĩ hoặc dược sĩ.
  • Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp vối mắt, mũi, miệng, tai…
  • Không sử dụng thuốc hoặc ngưng dùng thuốc nếu có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc xuất hiện bất kỳ phản ứng dị ứng bất thường nào sau khi dùng thuốc. Hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân và thay đổi sang loại thuốc phù hợp hơn.
Những loại thuốc ngứa da được sử dụng phổ biến và một số lưu ý cần biết 3
Chỉ sử dụng thuốc ngứa da để giảm ngứa khi có chỉ định của bác sĩ

Các biện pháp trị ngứa da khác ngoài thuốc ngứa da

Bên cạnh việc sử dụng thuốc ngứa da, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp trị ngứa da khác mà không cần dùng thuốc. Cụ thể như sau:

Thay đổi thói quen và môi trường sống

Gãi là phản ứng đầu tiên khi xuất hiện tình trạng ngứa ngoài da. Hành động này có tác dụng giảm ngứa và thỏa mãn cơn ngứa ngay trong phút chốc, tuy nhiên sẽ càng khiến cho tình trạng kích ứng da trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, việc đầu tiên cần làm là hạn chế gãi ngứa.

Bên cạnh đó, việc dọn dẹp sạch sẽ nơi ở cũng như nơi làm việc là cần thiết nhằm mục đích loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn hay virus có thể gây ra ngứa da từ khăn tắm, chăn, gối, đệm…

Bạn cũng nên mặc những bộ quần áo thoáng mát, rộng rãi và thấm hút mồ hôi tốt. Đồng thời, không nên sử dụng nước quá nóng để tắm và chọn lựa những sản phẩm chăm sóc da cũng như sữa tắm phù hợp với làn da của mình, tránh loại có chứa thành phần gây kích ứng như chất tạo màu, tạo mùi…

Nếu có điều kiện, hãy lắp đặt các thiết bị tạo ẩm và thanh lọc không khí để tránh tình trạng da bị khô, đồng thời loại bỏ bụi bẩn cũng như các tác nhân gây ngứa da khác. Trong trường hợp ngứa da mức độ nhẹ, bạn có thể chườm lạnh hoặc vùng da ngứa bằng tinh dầu hà.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Thay đổi chế độ ăn uống cũng là một biện pháp hữu hiệu nhằm giảm bớt tình trạng ngứa da. Hãy xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tiêu thụ những món ăn thanh đạm, dễ tiêu và cần tránh xa những loại thực phẩm sau đây:

  • Sữa và chế phẩm từ sữa: Trong sữa và chế phẩm từ sữa (kem, sữa chua, phô mai…) có chứa hàm lượng vitamin D và canxi tương đối cao, có khả năng kích hoạt các tuyến bã nhờn trên da khiến cho tình trạng ngứa da lâu lành hơn.
  • Tránh tiêu thụ hải sản.
  • Đồ ngọt như bánh kẹo, trà sữa…
  • Đồ có vị cay nóng.
  • Thức uống có chứa cồn như rượu bia hay caffein.
  • Tránh đồ ăn lên men như cà muối, dưa muối…

Đồng thời, bạn nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, uống đủ nước hàng ngày để có thể duy trì độ ẩm cho da. Từ đó giúp phòng tránh tình trạng ngứa ngáy ngoài da, dị ứng, giúp đào thải độc tố cho da và giúp da luôn được mịn màng.

Những loại thuốc ngứa da được sử dụng phổ biến và một số lưu ý cần biết 4
Uống nhiều nước đề tăng cường độ ẩm cho da và tránh tình trạng ngứa da

Chế độ sinh hoạt hợp lý

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học thì bạn cũng nên chú ý đến chế độ sinh hoạt cũng như lối sống hàng ngày, chẳng hạn như tránh thức quá khuya, ngủ đủ giấc mỗi ngày… Ngoài ra, bạn cũng nên tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng cách tập luyện thể thao, tránh tình trạng lo âu, căng thẳng hay stress để phòng ngừa tình trạng ngứa da.

Bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị nếu tình trạng ngứa da vẫn không được cải thiện sau khi đã áp dụng những cách nêu trên và xuất hiện thêm nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về thuốc ngứa da, bao gồm thuốc dạng bôi và thuốc dạng uống. Việc sử dụng thuốc ngứa da cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc ở ngoài về bôi hoặc áp dụng các bài thuốc chữa ngứa trong dân gian mà chưa có kiểm chứng hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Thuốcngứa