Ngửi mùi axit có độc không? Ứng dụng của axit trong cuộc sống
Ngày 09/10/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Axit là thuật ngữ nói chung của các nhóm chất hóa học có một số đặc điểm giống nhau, có tính axit, ăn mòn. Trong đời sống hàng ngày cũng có rất nhiều ứng dụng, sản phẩm có axit. Vậy ngửi mùi axit có độc không?
Trong lĩnh vực hóa học, axit là nhóm chất đặc biệt quan trọng để nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm khác nhau. Axit cũng là một phần không thể thiếu với cuộc sống và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Để tìm hiểu sâu hơn ngửi mùi axit có độc không, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết sau.
Axit là gì? Phân loại các axit
Trước khi tìm hiểu ngửi mùi axit có độc không, bạn cũng nên biết axit là gì và một số tính chất hóa học và, vật lý của axit. Axit là một loại chất hóa học có thành phần luôn có 1 hoặc nhiều các nguyên tử hidro có liên kết ngoài với các gốc axit. Một số gốc axit phổ biến như -Cl, -SO4, -NO3,...
Một định nghĩa khác về axit cho biết đây là chất khi được hòa tan trong nước sẽ luôn tạo thành dung dịch có độ pH nhỏ hơn 7. Phân loại axit có thể chia thành các axit mạnh và axit yếu, ngoài ra còn có một số cách phân loại khác như axit vô cơ và axit hữu cơ, axit dạng kim loại hydrat hóa,...
Tính chất chung của axit
Tính chất vật lý của axit thường có vị chua khi hòa tan với lượng nước thích hợp. Bên cạnh đó, axit cũng là chất điện ly nên có khả năng dẫn điện. Tính chất hóa học của axit khá nhiều, bao gồm các tính chất mang tính đặc trưng và phân biệt axit với các chất khác.
Axit khi hòa tan vào nước hoặc để dưới dạng nguyên chất luôn luôn làm quỳ tím đổi màu khi nhúng vào dung dịch. Màu quỳ tím thường dao động trong khoảng từ màu xanh đến đỏ, tương ứng độ pH từ 1 - 6. Khi thực hiện đo độ pH của bất kỳ axit nào cũng cho được độ pH ở ngưỡng thấp 1 - 6. Nhờ tính chất hóa học này của axit mà giấy quỳ tím trở thành phương tiện giúp nhận biết sự có mặt của các chất axit dễ dàng hơn.
Tính chất hóa học của axit cũng cho thấy, đây là chất có thể tác dụng với kim loại và tạo ra các muối, đồng thời giải phóng nhiều chất khí khác nhau tùy loại axit và kim loại sử dụng để làm thí nghiệm. Ngoài ra, axit cũng có thể tác dụng với các chất bazơ để tạo nên muối và nước.
Ứng dụng trong đời sống của axit và các loại axit phổ biến
Ngửi mùi axit có độc không? Axit có nhiều ứng dụng trong đời sống nên khiến nhiều người không khỏi lo lắng liệu rằng ngửi mùi axit có độc không, có hại gì đến sức khỏe không. Nhìn chung, việc ngửi mùi axit độc hại đến mức nào còn phụ thuộc vào nồng độ và loại axit. Trong đời sống, có rất nhiều sản phẩm, hoạt động cần đến các chất axit, điển hình như:
Hoạt động công nghiệp
Công nghiệp là lĩnh vực cần phải sử dụng axit nhiều nhất vì khả năng tẩy mạnh, tác dụng nhanh chóng của chất hóa học này. Một số ứng dụng trong công nghiệp mà axit mang lại gồm:
Chất axit dùng để loại bỏ các gỉ sắt hoặc các dạng ăn mòn kim loại khác, hay còn được gọi là tẩy kim loại để thiết bị sáng bóng, bền hơn.
Axit cũng được dùng để làm chất điện li trong quá trình sản xuất và chế tác, điện phân pin. Thường gặp nhất là axit sunfuric dùng trong điện li pin xe hơi.
Axit nitric có thể được ứng dụng để tạo nên phản ứng ammonia nhằm sản sinh ra amoni nitrat, một dạng phân bón cần cho cây trồng.
Axit cacboxylic có thể dùng để este hóa rượu, cồn và tạo nên este cung cấp cho quá trình sản xuất nhựa PVC hoặc polime,...
Hoạt động công nghiệp chế biến
Ngoài công nghiệp nói chung, axit cũng phá phổ biến trong công nghiệp chế biến với nhiệm vụ chính là chất phụ gia trong đồ ăn, thức uống. Những loại axit rất lành tính và chỉ được dùng với lượng rất nhỏ nên có công dụng bảo quản thực phẩm nhưng không làm hại đến cơ thể. Ngửi mùi axit có độc không trong trường hợp này, câu trả lời là không, bạn nhé.
Hoạt động bào chế dược phẩm
Một số loại axit đặc biệt có thể ứng dụng làm thuốc, điển hình như axit acetylsalicylic, hay còn gọi là thuốc aspirin dùng để hạ sốt, giảm đau và hỗ trợ một số chức năng của cơ thể. Ngoài ra, một vài loại axit cũng rất cần cho sức khỏe như axit clohidric giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn, amino axit giúp cấu tạo nên protein, axit béo hỗ trợ sửa chữa và tái tạo tế bào,...
Ngửi mùi axit có độc không? Tác hại của axit với sức khỏe
Axit có loại mạnh loại yếu nhưng nhìn chung, giải đáp về thắc mắc ngửi mùi axit có độc không, câu trả lời là có. Axit có tính ăn mòn rất cao nên nếu để axit tiếp xúc trực tiếp với cơ thể khi chưa qua bào chế, xử lý, nguy cơ gây hại, thậm chí phá hủy cơ thể là rất cao.
Ngửi mùi axit có độc không? Một số dạng axit có thể bay hơi và nếu bạn ngửi mùi axit hoặc để axit quá gần, tiếp xúc với môi trường có axit nhưng không có dụng cụ bảo hộ, rất có thể axit sẽ khiến làn da, hệ hô hấp,... bị bỏng nặng, cháy da, bỏng da, tiêu hủy tế bào. Tình trạng này không sơ cứu kịp thời và đúng lúc còn dẫn đến các hậu quả khôn lường khác.
Hiện nay, thực tế chưa có quy chuẩn hoặc hướng dẫn nào cụ thể, chi tiết khi tiếp xúc với axit trong đời sống. Việc mua bán axit dễ dàng làm gia tăng các ca bỏng do axit, thậm chí là tàn tật vĩnh viễn chỉ vì sử dụng axit sai cách. Bạn nên trang bị trước kỹ năng sơ cứu bỏng axit để bảo vệ bản thân và người xung quanh.
Ngửi mùi axit có độc không? Sở dĩ axit có thể làm bỏng da, phá hủy hệ hô hấp khi ngửi mùi axit, các phân tử axit háo nước có thể đốt cháy các mô một cách nhanh chóng chỉ với lượng axit rất rất nhỏ. Trong vòng 5 giây tiếp xúc, axit có thể phá hủy da và lan rộng hơn nếu không kịp sơ cứu. Khi axit đốt da quá lớp màng đáy, khả năng hồi phục rất thấp và để lại sẹo trên da. Nhiều trường hợp axit ăn mòn vào trong cơ thể dẫn đến co rút cơ, dây chằng, phá hủy xương và khớp gây tàn phế vĩnh viễn.
Nghiên cứu cho thấy các ca bỏng, tổn thương do axit đa số là trẻ em hoặc người thiếu kiến thức về axit nên để phòng tránh những hậu quả khôn lường, bạn nên đặt axit xa tầm tay trẻ em và trong quá trình sử dụng nên đeo khẩu trang, mang bao tay hoặc đồ bảo hộ chuyên dụng để chủ động bảo vệ bản thân.
Tóm lại, ngửi mùi axit có độc không? Câu trả lời là có, axit rất độc cho cơ thể. Trước khi sử dụng axit bạn cần trang bị trước kiến thức và kỹ năng về hoạt chất này. Đối với các trường hợp axit có trong sản phẩm gia đình như chất tẩy rửa, thuốc, nước hoa, pin,... cũng nên cẩn trọng khi sử dụng.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.