Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ung thư máu là một loại bệnh lý ác tính nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng. Vì thế nên, bệnh cần nên được phát hiện sớm từ giai đoạn đầu để được điều trị tốt. Đặc biệt là những người ở những gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư máu. Do đó, nhiều người đã thắc mắc rằng “ung thư máu có sinh con được không?”.
Ung thư được coi là căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Vậy người bệnh ung thư máu có sinh con được không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Ung thư máu là một căn bệnh ác tính và nguy hiểm, thường đi kèm với tỷ lệ tử vong cao. Thông thường, hệ thống máu của cơ thể sẽ bao gồm các thành phần quan trọng như tế bào máu và huyết tương. Trong số các tế bào máu, chúng ta có hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Ung thư máu là một loại căn bệnh ác tính bắt nguồn từ tế bào bạch cầu, trong đó tế bào bạch cầu có sự phát triển bất thường về số lượng và chất lượng.
Các tế bào bạch cầu phát triển một cách không kiểm soát và không tuân theo chu trình tự nhiên. Khi chúng tăng sinh bất thường, tế bào bạch cầu có thể lấn át các loại tế bào khác như hồng cầu và tiểu cầu, gây ra các triệu chứng như thiếu máu và xuất huyết. Bạn có thể tìm hiểu thêm về việc tăng sinh mạch máu có phải ung thư không.
Mặc dù số lượng tế bào bạch cầu có thể tăng, nhưng chất lượng thường suy giảm. Tế bào này không còn thực hiện đúng chức năng của mình là bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân như vi khuẩn và virus. Do đó, người bệnh ung thư máu thường dễ bị nhiễm trùng và các triệu chứng nhiễm trùng này có thể tái phát nhiều lần và khó điều trị.
Ung thư máu giai đoạn đầu thường có các dấu hiệu tương tự như một số bệnh thông thường, dễ gây ra hiểu lầm và người bệnh bỏ qua. Vì vậy, nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau đây, bạn cần phải thăm khám ngay lập tức:
Người bệnh ung thư máu có sinh con được không? Theo các chuyên gia sản khoa, nếu ngừng điều trị bệnh ung thư trong khoảng hai năm vẫn có khả năng mang thai và sinh con. Tuy nhiên, để đảm bảo thành công và an toàn cho cả mẹ và thai nhi, người bệnh cần nên kiểm tra tình trạng sức khỏe trước khi có ý định mang thai.
Nếu bạn đang trong quá trình điều trị ung thư, đặc biệt là khi bạn đang cân nhắc việc thụ tinh, bạn nên tích cực thảo luận về việc ngừng tránh thai với bác sĩ. Không chỉ phụ nữ, mà cả nam giới cũng nên xem xét khả năng ảnh hưởng của thuốc hóa trị đối với chất lượng tinh trùng.
Bên cạnh đó, nếu bạn đã mang thai trong quá trình điều trị ung thư, điều quan trọng nhất là cần phải thông báo ngay cho bác sĩ để có phương án điều trị tốt nhất. Hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn chính xác về cách chăm sóc thai kỳ đối với phụ nữ mắc ung thư. Vì vậy chế độ theo dõi thời kỳ mang thai sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và giai đoạn của bệnh.
Sau khi đã tìm hiểu về ung thư máu có sinh con được không, hãy cùng khám phá cách điều trị ung thư khi mang thai qua nội dung bên dưới.
Quá trình điều trị ung thư trong thời kỳ mang thai là đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng của mẹ bầu. Trước đây, việc chữa trị ung thư trong thai kỳ thường bị ngừng lại hoặc quyết định tiến hành sảy thai vì lo ngại về tác động của liệu pháp lên cả bà mẹ và thai nhi.
Khi đối mặt với trường hợp này, các bác sĩ sản khoa thường xem xét nhiều yếu tố quan trọng như tuổi của thai nhi, giai đoạn thai kỳ và tỷ lệ phát triển của thai nhi. Sau đó các chuyên gia về ung thư sẽ cùng nhau xây dựng một kế hoạch điều trị tối ưu cho cả bà mẹ và thai nhi. Biện pháp điều trị thường tương tự cho phụ nữ mang thai và không mang thai, nhưng có thể phải thay đổi về thời gian và cách thức điều trị để đảm bảo tính an toàn.
Các yếu tố quyết định việc điều trị bao gồm vị trí và loại ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi thai nhi và mong muốn của mẹ bầu. Trong một số trường hợp, việc điều trị có thể ảnh hưởng đến thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu khi thai nhi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển các cơ quan. Do đó, có thể cần phải trì hoãn điều trị hoặc xem xét thời điểm thích hợp hơn như sau khi thai nhi đã ra đời.
Ngày nay, các biện pháp điều trị ung thư có thể kể đến như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Tuy nhiên phương pháp này chỉ được sử dụng sau khi đã xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng về nguy cơ và có kế hoạch bảo đảm an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung “người bệnh ung thư máu có sinh con được không?”. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin về quá trình mang thai của mẹ bầu khi mắc bệnh ung thư máu nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.