Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh gút (gout) là một dạng bệnh phức tạp về viêm khớp và đặc trưng bởi các cơn đau đột ngột, kèm theo tình trạng sưng, đỏ ở khớp, vị trí đau thường xảy ra ở ngón chân cái. Mặc dù bệnh có thể gặp ở các lứa tuổi cũng như giới tính, nhưng thường gặp ở nam giới từ 30 - 50 tuổi và phụ nữ sau mãn kinh. Nhiều người thắc mắc "người bị gút có nên uống Glucosamine không?"
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa dứt điểm đối với bệnh gút (gout), nhưng các cơn đau có thể được điều trị hiệu quả bằng việc dùng thuốc hợp lý và kiểm soát chế độ ăn uống. Glucosamine là thực phẩm bảo vệ sức khỏe phổ biến và hiệu quả trong những trường hợp tổn thương sụn khớp. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thắc mắc "người bị gút có nên uống Glucosamine không?". Hãy cùng tìm hiểu thêm trong bài viết sau đây.
Purin có nhiều trong một số loại thực phẩm như thịt đỏ và thịt nội tạng, nhất là gan. Một số loại hải sản cũng giàu purin như cá cơm, cá trích, cá hồi, cá ngừ và sò. Hoạt động bình thường của cơ thể sẽ tạo ra axit uric khi phân hủy purin. Thông thường, axit uric hòa tan trong máu và được bài tiết vào nước tiểu. Nhưng khi hàm lượng axit uric trong cơ thể quá cao và tích tụ, tạo thành các tinh thể urat sắc nhọn giống như kim trong khớp hoặc mô xung quanh gây đau, viêm và sưng ở vị trí các khớp. Ngoài ra, việc tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn, đặc biệt là bia và đồ uống có đường trái cây (fructose) cũng làm tăng nồng độ axit uric cao hơn.
Triệu chứng của bệnh gút còn thường được phân loại theo tính chất của cơn gút.
Cơn gút cấp tính gây ra cơn đau đột ngột và nghiêm trọng nhất trong khoảng 24 – 48 giờ đầu khi xuất hiện. Ban đầu người bệnh chỉ cảm thấy đau nhẹ, rồi trở nên đau dữ dội, sưng, nóng và tấy đỏ quanh khớp, tình trạng đau này có thể kéo dài từ 3 – 10 ngày. Sau nhiều cơn cấp tính, nếu không được điều trị kịp thời và phù hợp, các cơn đau này sau đó sẽ kéo dài hơn và xuất hiện với tần suất dày hơn, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.
Các triệu chứng bệnh gút mạn tính: Khi bệnh gút không được điều trị phù hợp sẽ có thể tiến triển thành mạn tính gây ra các tổn thương vĩnh viễn. Lúc này, mặc dù không có bất kỳ triệu chứng gì nhưng các tinh thể muối của axit uric vẫn tiếp tục lắng đọng, từ đó ảnh hưởng đến nhiều khớp trên khắp cơ thể kèm theo biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp.
Glucosamine là một chất được tìm thấy trong hoạt dịch và sụn của người và động vật. Đây có thể coi là nguyên liệu mà cơ thể sử dụng để tạo ra các hoạt chất khác, tham gia vào quá trình tái tạo gân, sụn và chất lỏng bao quanh khớp. Khả năng tự tổng hợp Glucosamine của cơ thể bị giảm sút ở những người cao tuổi, dẫn đến cấu trúc sụn khớp dễ bị phá vỡ và gây ra các tình trạng viêm khớp, đau nhức khớp.
Ở những người hay vận động mạnh, thường xuyên phải dồn toàn bộ lực đẩy của trọng lượng toàn cơ thể, tạo nhiều áp lực hơn lên các xương khớp của chi dưới, các khớp sẽ dễ bị chấn thương, nhất là trong trường hợp cơ thể thiếu hụt Glucosamine. Ngày nay, Glucosamine được sử dụng phổ biến trong điều trị duy trì nhiều vấn đề liên quan đến khớp và sụn. Vì vậy Glucosamine là một trong những thành phần quan trọng giúp bảo vệ xương khớp.
Tham gia vào quá trình hình thành nên hoạt dịch và sụn khớp
Glucosamine được cho rằng có thể thúc đẩy việc tạo ra một số hợp chất hóa học, bao gồm collagen, là thành phần cấu trúc quan trọng của sụn khớp và dịch khớp. Cùng với chất lỏng bôi trơn được gọi là hoạt dịch, sụn khớp giảm thiểu ma sát và cho phép xương di chuyển linh hoạt hơn và không gây đau đớn khi vận động.
Giúp tái tạo và thay thế sụn khớp tổn thương
Khi bị tràn dịch khớp, cơ thể bạn sẽ có thể bị mất đi một lượng mô sụn nhất định. Một trong những vai trò thiết yếu của Glucosamine là hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của sụn khớp. Vì vậy, những thành phần dưỡng chất được tạo ra từ nguyên liệu ban đầu là Glucosamine sẽ giúp sản sinh ra các tế bào sụn mới, hồi phục chức năng của sụn khớp.
Ngoài ra, trong một số sản phẩm còn có sự kết hợp của Glucosamine và chondroitin, giúp hỗ trợ giảm thiểu tình trạng sưng, viêm, cải thiện quá trình hồi phục của tế bào sụn khớp, tăng độ đàn hồi và ngăn ngừa lão hóa khớp.
Rất nhiều thắc mắc được đặt ra xoay quanh vấn đề "Người bị gút có nên uống Glucosamine?". Những người điều trị bệnh gút đều có thể có dấu hiệu thiếu hụt Glucosamine, điều này càng khiến cho tình trạng đau nhức xương khớp trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động. Việc bổ sung Glucosamine cho người bệnh gút giúp tái tạo sụn khớp và phục hồi chức năng bôi trơn của dịch khớp, giúp cho sức khỏe xương khớp được cải thiện. Từ đây, có thể hỗ trợ cho quá trình vận động dễ dàng, hạn chế những tình trạng đau, sưng, viêm khớp. Mặt khác, Glucosamine còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của mô khớp, nên đây cũng có thể được coi là giải pháp giảm thiểu các biến chứng do gút gây ra.
Các loại Glucosamine đều được chiết xuất từ vỏ các loài giáp xác như tôm, cua và không bao gồm các thành phần đạm (protein) như trong thịt hải sản. Vì thế, người bệnh gút có thể dùng Glucosamine mà không cần phải lo lắng đến việc liệu có làm tăng axit uric hay không.
Ngoài ra, chúng ta cũng biết viêm là một trong những cơ chế bệnh sinh quan trọng của bệnh gút dẫn đến các triệu chứng và tác hại đối với hệ xương khớp của người bệnh. Vì vậy, Glucosamine cũng đóng vai trò thiết yếu khi bảo vệ các tế bào sụn, giúp duy trì cấu trúc sụn. Về lý thuyết, việc bổ sung Glucosamine có khả năng làm chậm quá trình thoái hóa sụn ở khớp và giảm đau. Do đó, một số nghiên cứu gần đây dựa trên đặc tính chống viêm của Glucosamine cũng có những ghi nhận hứa hẹn rằng việc sử dụng Glucosamine thường xuyên cũng có thể liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh gút hoặc cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho vấn đề "người bị gút có nên uống Glucosamine không?", hi vọng bạn đã có được câu trả lời thỏa đáng cho mình. Hãy chăm sóc sức khỏe xương khớp để cuộc sống được vui khỏe trọn vẹn nhé.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.