Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Uống Glucosamine lâu dài có tốt không? Các lợi ích của Glucosamine với sức khỏe

Ngày 07/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Glucosamine là một hoạt chất tự nhiên trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và sửa chữa mô sụn, đặc biệt thoái hóa khớp gối khi nồng độ hoạt chất này giảm theo tuổi tác. Việc bổ sung các sản phẩm chứa Glucosamine được xem là một phương pháp hỗ trợ trong điều trị các bệnh lý này.

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn đọc "uống Glucosamine lâu dài có tốt không?" và các lưu ý khi dùng Glucosamine lâu dài. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá nếu bạn có quan tâm nhé.

Giới thiệu Glucosamine

Glucosamine là một chất tự nhiên mà cơ thể sản xuất và thường có trong sụn, giúp sửa chữa sụn bị hỏng bằng cách tham gia vào việc tạo ra các protein và chất béo quan trọng. Mặc dù không nằm trong thực phẩm thông thường, nhưng Glucosamine có thể được tìm thấy dưới dạng thực phẩm bổ sung như giọt, viên nang, hoặc kem bôi. Những sản phẩm này có thể làm từ vỏ động vật hoặc tổng hợp nhân tạo. Việc bổ sung Glucosamine có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là trong trường hợp đau khớp hoặc viêm khớp. Thế nhưng uống Glucosamine lâu dài có tốt không?

Các lợi ích của Glucosamine đối với sức khỏe

Trước khi tìm hiểu về vấn đề uống Glucosamine lâu dài có tốt không, chúng ta nên biết rằng việc sử dụng thêm Glucosamine như một loại thuốc bổ sung có thể có một số lợi ích quan trọng cho sức khỏe. Những nghiên cứu sơ bộ đã chỉ ra rằng Glucosamine có thể giúp chống lại các tác động của oxi hóa và cải thiện sức khỏe của mắt, điều này đặc biệt hữu ích cho những người mắc các vấn đề như bệnh tăng nhãn áp.

Bên cạnh đó, Glucosamine cũng có thể mang lại các lợi ích như:

Glucosamine giúp giảm đau ở các khớp

Các nghiên cứu trên toàn thế giới đã chứng minh rằng Glucosamine có khả năng giảm đau khớp, đặc biệt là ở những người mắc bệnh viêm xương khớp. Thực tế, Glucosamine đã được công nhận chính thức là một loại dược phẩm ở Anh và nhiều khu vực khác ở Châu Âu, chứ không chỉ là một loại thực phẩm bổ sung.

Viên bổ sung chứa Glucosamine và chondroitin - hai chất thường có trong sụn - đã được chứng minh có tác dụng tương tự như thuốc điều trị viêm xương khớp như celecoxib. Đối với những người không hưởng lợi từ việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid như celecoxib, việc sử dụng thêm viên bổ sung Glucosamine có thể là một phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm bớt triệu chứng viêm khớp.

Có thể làm giảm tình trạng viêm

Việc sử dụng bổ sung Glucosamine và Chondroitin cũng có thể giúp giảm tình trạng viêm mãn tính, có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, tiểu đường và viêm khớp. Điều này có thể là một phần lý do tại sao Glucosamine có khả năng giảm đau từ viêm khớp. Nghiên cứu đã cho thấy rằng việc thường xuyên sử dụng các chất bổ sung Glucosamine có thể giúp giảm mức độ viêm nhiễm trong cơ thể. Việc sử dụng thường xuyên các bổ sung này có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính.

Có thể cải thiện sức khỏe xương

Mặc dù cần thêm nghiên cứu để xác nhận, nhưng những nghiên cứu sơ bộ ban đầu đã gợi ý rằng việc dùng bổ sung Glucosamine có thể giúp ngăn chặn sự nguy cơ loãng xương sau thời kỳ mãn kinh. Glucosamine có vẻ có khả năng làm giảm sự yếu đuối của xương bằng cách hỗ trợ quá trình phát triển xương khỏe mạnh. Điều này có thể giúp ích đặc biệt cho những người có nguy cơ mắc bệnh loãng xương khi già đi.

Uống glucosamine lâu dài có tốt cho sức khỏe không? 1
Glucosamine mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe xương khớp

Uống Glucosamine lâu dài có tốt cho sức khỏe không?

Với nhưng lợi ích trên thì "Uống Glucosamine lâu dài có tốt không?". Mặc dù Glucosamine có hiệu quả, nhưng vì thiếu thông tin từ các nghiên cứu lớn, dài hạn và đồng nhất về lợi ích và an toàn của nó, việc sử dụng các sản phẩm chứa Glucosamine cần phải được xem xét một cách cẩn trọng. Điều này đặc biệt quan trọng khi các sản phẩm này được sử dụng phổ biến trong cộng đồng. Câu hỏi về thời gian dùng Glucosamine để có hiệu quả và tránh tác dụng phụ là một thách thức phổ biến mà hầu hết bệnh nhân đặt ra.

Liều dùng

Người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên: Uống từ 1200 đến 1500 mg Glucosamine mỗi ngày, chia thành 3 lần. Có thể kết hợp với việc dùng Chondroitin, uống 1200 mg mỗi ngày. Bạn có thể tìm mua Glucosamine 1500mg tại các cửa hàng của Nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc hoặc liên hệ website để được tư vấn.

Thời gian sử dụng

Việc dùng Glucosamine hàng ngày có thể cải thiện triệu chứng hiệu quả. Tác dụng của Glucosamine tích luỹ dần theo thời gian và thời gian sử dụng có thể thay đổi từ người này sang người khác. Có người thấy kết quả rõ rệt sau 2 - 3 tháng, trong khi người khác có thể cần 4 - 6 tháng.

Không nên dùng Glucosamine quá 6 tháng, vì có thể gây tác dụng phụ cho gan và thận. Do đó, bệnh nhân nên dành thời gian nghỉ, không sử dụng thuốc trong khoảng 1 - 2 tháng để cơ thể có thời gian phục hồi tốt nhất.

Thời điểm uống thuốc

Có báo cáo cho thấy, để tận dụng tốt nhất tác dụng của Glucosamine, bệnh nhân nên dùng nó trong thời gian ăn hoặc ngay sau bữa ăn. Tốt nhất là cố gắng điều chỉnh thời gian uống thuốc sao cho nó trùng với thời gian ăn hoặc sau khi ăn.

Một điều quan trọng khi sử dụng Glucosamine là cần duy trì việc uống nhiều nước để tăng khả năng hấp thụ thuốc và cải thiện hiệu quả điều trị. Đồng thời, đừng sử dụng Glucosamine cho trẻ dưới 18 tuổi.

Uống glucosamine lâu dài có tốt cho sức khỏe không? 2
Không nên dùng Glucosamine quá 6 tháng

Tác dụng phụ của Glucosamine

Sử dụng Glucosamine ở liều cao hoặc kéo dài có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như sau

  • Phản ứng quá mẫn: Biểu hiện qua triệu chứng như da đỏ, nóng bỏng, ngứa, sưng nổi, ban đỏ, và có thể dẫn đến sốc phản vệ.
  • Rối loạn tiêu hóa: Có thể gây ra đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, khó tiêu, cảm giác đầy bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Rối loạn thần kinh: Gây ra cảm giác đau đầu, mệt mỏi, chói mắt, chói mắt, khó ngủ, và rối loạn giấc ngủ.
  • Vấn đề về tim mạch: Có thể gây phù ngoại vi và rối loạn nhịp tim.
  • Rối loạn chuyển hóa cơ thể: Gây tăng cholesterol máu, tăng lipid máu, tăng đường máu, tăng men gan, thậm chí gây hại cho gan và suy giảm chức năng thận.
  • Các dấu hiệu khác: Có thể gây ra rối loạn tầm nhìn, rụng tóc, viêm thận ngoại biên, và xuất huyết trên da.
Uống glucosamine lâu dài có tốt cho sức khỏe không? 3
Rối loạn tiêu hóa, đau bụng có thể là một tác dụng phụ khi sử dụng Glucosamine liều cao hoặc kéo dài

Lưu ý khi sử dụng Glucosamine

Lưu ý khi sử dụng Glucosamine lâu dài cho các nhóm sau:

  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: Vẫn chưa đủ thông tin để xác định tính an toàn của Glucosamine đối với trẻ sơ sinh đối với các đối tượng này. Vì vậy, phụ nữ trong tình trạng này cần cẩn trọng khi sử dụng sản phẩm chứa Glucosamine.
  • Bệnh nhân hen suyễn: Một số bệnh nhân hen suyễn có thể trải qua tình trạng nghiêm trọng hơn sau khi sử dụng Glucosamine, và thường thấy cải thiện khi ngừng sử dụng. Tuy nhiên, hiện chưa có đủ thông tin an toàn cho nhóm này, nên họ cần theo dõi tình trạng sức khỏe khi bắt đầu sử dụng Glucosamine.
  • Bệnh nhân tiểu đường: Có một số trường hợp cho thấy Glucosamine có thể làm tăng nồng độ đường trong máu ở người đái tháo đường. Mặc dù Glucosamine được đánh giá là khá an toàn cho hầu hết bệnh nhân tiểu đường, nhưng họ cần theo dõi cân nhắc đường máu khi sử dụng.
  • Bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị tăng nhãn áp: Glucosamine có thể tăng áp lực trong mắt, dẫn đến tăng nhãn áp.
  • Bệnh nhân có huyết áp cao: Có nhiều bằng chứng cho thấy Glucosamine có thể tăng huyết áp. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên kiểm tra huyết áp thường xuyên khi sử dụng Glucosamine.
Uống glucosamine lâu dài có tốt cho sức khỏe không? 4
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần lưu ý khi sử dụng Glucosamine

Bài viết trên đã thông tin đến bạn đọc về Glucosamine cũng như giải đáp cho câu hỏi “Uống Glucosamine lâu dài có tốt cho sức khỏe không?”. Chúc rằng bạn đã tìm thấy thông tin quan trọng để quản lý sức khỏe của mình!

Xem thêm: Mua glucosamine của Mỹ loại nào tốt? Giá cả như thế nào?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm