Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mỡ máu cao là một căn bệnh mãn tính đe dọa tính mạng. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy người bệnh mỡ máu cao cần lưu ý những điều gì để kiểm soát bệnh hiệu quả?
Rối loạn mỡ máu là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về tim mạch, đặc biệt là xơ vữa động mạch. Để ngăn ngừa tình trạng này, việc duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh là vô cùng cần thiết.
Dưới đây là những nguyên tắc về dinh dưỡng mà người bệnh mỡ máu cao nên tuân thủ để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình:
Người bệnh mỡ máu cao cần bổ sung một lượng lớn rau quả và trái cây tươi loại ít ngọt vào chế độ ăn hàng ngày, khoảng 500g mỗi ngày. Rau quả cung cấp chất xơ và các dưỡng chất cần thiết giúp hỗ trợ giảm mỡ trong máu, cải thiện chức năng tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Tuy nhiên, cần lưu ý ăn trái cây nguyên quả thay vì ép lấy nước uống để giữ lại toàn bộ chất xơ và các vitamin có lợi cho sức khỏe.
Tỏi có chứa các chất chống oxy hóa mạnh và có khả năng giảm cholesterol trong máu, từ đó giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch.
Ngoài tỏi, người bệnh mỡ máu cao nên bổ sung cá ít nhất 3 lần mỗi tuần và thay thế thịt bằng đậu (như đậu phụ, đậu xanh, đậu cove) ít nhất 1 ngày trong tuần để cung cấp đủ lượng đạm nhưng không tăng cholesterol.
Nếu có nhu cầu ăn thịt, nên chọn các loại thịt nạc, không chứa mỡ và bỏ phần da, gân. Thịt nạc cung cấp đạm nhưng không gây tích tụ thêm cholesterol. Để cải thiện chế độ ăn, người bệnh có thể thay thế hoàn toàn đạm động vật bằng đạm thực vật, ví dụ như các loại hạt dinh dưỡng giàu chất béo lành mạnh như hạnh nhân, mắc ca, hạt điều và các loại đậu đỗ.
Khi ăn tôm, cua, người bệnh mỡ máu cao nên hạn chế tiêu thụ phần gạch vì chúng chứa nhiều cholesterol, có thể làm tăng mức cholesterol trong máu.
Trứng là một nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời, nhưng với người bệnh mỡ máu cao, mỗi tuần chỉ nên ăn tối đa 2 quả trứng để tránh làm tăng cholesterol xấu trong máu.
Mỡ động vật là nguồn cung cấp cholesterol lớn, có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Thay vì dùng mỡ, người bệnh nên chuyển sang các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu… Các loại dầu này chứa chất béo không bão hòa, giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt.
Nước đóng vai trò quan trọng trong việc thải độc cơ thể và giúp duy trì các chức năng của hệ tiêu hóa. Người bệnh mỡ máu cao nên uống đủ nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm nước lá chè xanh vì chè xanh có chứa các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ thành mạch máu khỏi sự tích tụ của cholesterol.
Các món chiên xào thường sử dụng nhiều dầu mỡ, đặc biệt là các loại dầu đã qua chế biến nhiều lần, làm tăng nguy cơ tích tụ mỡ trong máu. Người bệnh nên hạn chế tiêu thụ các món này và thay vào đó ưu tiên các phương pháp nấu ăn lành mạnh như hấp, luộc, nướng.
Các thực phẩm như óc heo, mỡ, da gà, da vịt, bì lợn, lòng đỏ trứng, chân giò, bò gân và các loại nội tạng động vật chứa hàm lượng cholesterol rất cao. Khi tiêu thụ thường xuyên, các loại thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Người bệnh mỡ máu cao cần loại bỏ hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thực phẩm này.
Các loại đồ ngọt như chè, mứt, kẹo, bánh kem, nước ngọt, nước tăng lực, nước trái cây đóng hộp đều chứa lượng đường cao. Khi tiêu thụ quá nhiều đường, cơ thể sẽ chuyển hóa đường thành chất béo dự trữ, góp phần làm tăng mỡ máu. Do đó, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ các loại đồ ngọt này.
Uống quá nhiều rượu, bia có thể làm tăng mỡ máu và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về gan, tim mạch. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ rượu vang đỏ ở mức độ điều độ (1 ly nhỏ mỗi ngày), có thể mang lại lợi ích cho mạch máu nhờ vào các chất chống oxy hóa có trong rượu vang.
Trên đây là 7 "nên" và 4 "không" người bị mỡ máu cao cần ghi nhớ. Rối loạn mỡ máu là một tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến tim mạch và xơ vữa động mạch. Để ngăn ngừa và kiểm soát tình trạng này, người bệnh cần duy trì một chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh. Việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ từ 3 đến 6 tháng một lần cũng là một cách hiệu quả để theo dõi tình trạng mỡ máu và điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện cho phù hợp.
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.