Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng không? 

Ngày 30/10/2022
Kích thước chữ

Gập bụng là hoạt động tập luyện cho vòng 2 phổ biến hiện nay mà ai cũng có thể tập luyện. Nhưng liệu người bị thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây: 

Động tác gập bụng chính là sự tác động trực tiếp lên vùng bụng và vùng thắt lưng để nhằm giảm mỡ hoặc kiến tạo thân hình 6 múi. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều có thể thực hiện động tác này. Những người bị thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng không? Nếu có gập thì nên thực hiện với tần suất như thế nào là hợp lý. Mời bạn theo dõi thông tin chi tiết qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng các nhân nhầy ở đĩa đệm cột sống bị thoát ra khỏi vị trí bình thường. Chúng không còn ở trong các ống sợi nữa mà chèn ép vào ống sống hoặc các dễ thần kinh. Và hậu quả là gây nên tình trạng đau cột sống. Bất cứ đoạn cột sống nào cũng có nguy cơ bị thoát vị.

Tuy nhiên phổ biến hơn cả là thoát vị đĩa đệm cổ và thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Đây cũng chính là những vị trí chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các thói quen sinh hoạt hàng ngày. 

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng không?  1

Ngày nay bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm ngày càng có xư hướng trẻ hoá 

Thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng không?

Câu trả lời là có, tuy nhiên chỉ nên tập với cường độ nhẹ nhàng và tần suất vừa phải. Ngoài ra trước khi tập cần khởi động kỹ để tránh chấn thương. Động tác gập bụng tác động lên phần cột sống và các cơ thắt lưng. Từ đó khiến chúng được giảm đau và tạo điều kiện để có thể lệch lại vị trí ban đầu. Để có kết quả tốt thì cần kiên trì thực hiện tránh mong muốn dục tốt bất đạt dẫn đến từ bỏ quá sớm. Hãy cứ tập đều đặn và dần dần tăng mức độ lên để thấy thành quả tích cực trong việc tập luyện. 

Ngoài gập bụng ra còn một số bài tập khác cũng có thể bổ trợ cho quá trình điều trị phục hồi của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Đó là hoạt động bơi hoặc đi bộ. Hãy nhớ là đi bộ chứ không phải chạy bộ. Việc chạy bộ vừa tốn sức lại vừa tăng áp lực lên cho vùng thắt lưng khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng khó khăn trong việc phục hồi. 

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng không?  2

Mắc thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng không là điều nhiều người quan tâm 

Một số lời khuyên cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Nếu không may bị thoát vị đĩa đệm và trong thời gian điều trị bệnh bạn cần lưu ý đến các vấn đề sau để tránh các biến chứng nguy hiểm: 

Hạn chế nằm

Bị mắc thoát vị đĩa đệm khiến nhiều người không muốn vận động và chọn cách nằm một chỗ. Nhưng việc nghỉ ngơi tuy cần thiết giúp giảm đau chân và lưng. Tuy nhiên nếu nằm quá nhiều khiến các khớp rơi vào tình trạng co cứng và giảm linh hoạt. Vì vậy đừng nằm lì mà hãy chọn những vận động nhẹ nhàng như phần trên đã giới thiệu để nhanh chóng phục hồi.

Chọn loại đệm phù hợp

Dù là đệm nhân tạo hay đệm tự nhiên, đệm cao su thì bạn cũng nên chọn loại có độ dày và độ cứng vừa phải. Điều đó sẽ góp phần giúp kéo dãn cột sống một cách tự nhiên mà lại không hề gây đau nhức khi nằm ngủ. 

Không nên ngồi xổm

Vì hành động này có thể khiến cho tình trạng thoát vị đĩa đệm bị nghiêm trọng hơn. Khi bạn ngồi xổm thì áp lực đè nén lên phần cột sống, đặc biệt là đĩa đệm tăng lên rất cao. Các bộ phần này sẽ bị đau và khó chữa hơn. 

Nên nằm nghiêng khi ngủ 

Đây là tư thế nằm ngủ lý tưởng nhất dành cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm và các chuyên gia khuyến nghị. Việc nằm nghiêng và co gối hoặc nằm sấp có kê dưới bụng một chiếc gối mỏng hay nằm nghiêng kê gối giữa hai chân, nằm ngửa kê gối giữa hai chân đều là những tư thế giúp bệnh nhân ngủ ngon để có sức khoẻ tổng thể tốt hơn. 

Hạn chế vận động vặn mình

Các hoạt động thể dục thể thao tạo áp lực lớn lên vùng đĩa đệm như: Đánh cầu lông, tennis, đánh golf,… khiến cho đĩa đệm nhanh chóng thoát vị hơn. Những động tác đó không chỉ tăng áp lực lên sun mà còn khiến dây chằng thắt lưng bị giãn và đau dữ dội. 

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng không?  3

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên thực hiện hoạt động đi bộ nhẹ nhàng để cải thiện sức khoẻ 

Cách phòng tránh tình trạng mắc thoát vị đĩa đệm

Hiện nay xu hướng mắc thoát vị đĩa đệm đang dần trẻ hoá. Căn bệnh này tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn và bất tiện. Do đó để phòng tránh mắc bệnh, hãy nhớ các lưu ý sau đây: 

  • Hãy tập thể dục đều đặn với các bài tập như: Bơi lội, thái cực quyền, yoga hoặc chỉ đơn giản là đi bộ nhẹ nhàng,… Điều đó sẽ giúp tăng cường sự dẻo dai cho các khớp và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cho người trẻ. 
  • Hãy luôn duy trì cơ thể ở mức trọng lượng hợp lý, kiểm soát cân nặng, tránh béo phì. 
  • Nếu bạn làm việc văn phòng ngồi với máy tính nhiều nên lưu ý là phải ngồi thẳng lưng. Sau đó cứ mỗi 1 đến 2 giờ phải đứng lên đi đi lại lại và thực hiện vài động tác vận động nhẹ. Hãy nhớ đừng ngồi lì một chỗ sẽ khiến nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm tăng lên. 
  • Không nên nâng hay mang vác các vật nặng quá sức mình. 
  • Hãy xây dựng chế độ ăn hợp lý và khoa học. Thường xuyên bổ sung thêm vitamin D, canxi cùng các Chondroitin để nuôi dưỡng các khớp. 
  • Không hút thuốc và hạn chế tối đa việc dùng chất kích thích như rượu, bia,… 
  • Cố gắng thực hiện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện sớm tình trạng bệnh và điều trị kịp thời.

Bệnh thoát vị đĩa đệm nếu như không có những tác động hỗ trợ điều trị từ bên ngoài thì sẽ rất khó có thể trở lại trạng thái ban đầu. Không những thế nguy cơ tàn tật và bị tàn phế cũng rất cao. Do đó không nên chủ quan mà hãy lắng nghe cơ thể và phóng tránh sớm để có phương án can thiệp sớm tránh các biến chứng nguy hiểm. 

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng không? Ngoài việc mong muốn sở hữu một thân hình thon gọn, săn chắc thì bạn cũng cần ưu tiên sức khỏe của mình nhiều hơn. Để tốt nhất cho sức khoẻ thì bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bất cứ một động tác kỹ thuật nào, nhất là những động tác liên quan đến vùng thắt lưng và địa điểm. 

Nguyễn Khuyên 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin