Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ghép thận là phương pháp thường được áp dụng cho bệnh nhân đang bị suy thận giai đoạn cuối, khi phương pháp chạy thận không còn mang lại hiệu quả. Vậy người ghép thận sống được bao lâu? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu trả lời câu hỏi này qua bài viết dưới đây!
Đối với bệnh nhân đang mắc phải suy thận giai đoạn cuối, ghép thận là phương pháp điều trị đem lại nhiều ưu thế hơn do với phương pháp chạy thận truyền thống. Hiện nay, phương pháp này ngày càng trở nên phổ biến và tiếp cận được nhiều người bệnh. Ở bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Long Châu sẽ giúp bạn tìm hiểu về phương pháp ghép thận, cũng như giải đáp thắc mắc liệu người ghép thận sống được bao lâu.
Ghép thận là phẫu thuật lấy 1 hoặc 2 quả thận còn tốt từ người hiến thận khỏe mạnh hoặc người đã chết não, thay thế cho quả thận cũ đã yếu vào cơ thể của người nhận. Như vậy, khi phẫu thuật ghép thận sẽ có 2 ca mổ diễn ra song song giữa người hiến và người nhận. Tuy nhiên, người bệnh được ghép thận cũng phải đáp ứng các yếu tố như các yêu cầu về sức khỏe, sự phù hợp với thận mới và điều kiện tài chính… mới có thể áp dụng được phương pháp này.
Sau khi thận mới được đặt vào cơ thể người nhận, nếu thận ghép phù hợp sẽ thay thế cho thận cũ của người bệnh. Nếu cuộc phẫu thuật diễn ra thành công, thận mới khi được ghép vào cơ thể người nhận vẫn có đầy đủ các chức năng bình thường như lọc máu, bài tiết nước tiểu và tham gia các quá trình nội tiết…
Sau cuộc phẫu thuật, cả người nhận thận lẫn người cho thận đều cần được theo dõi sức khỏe định kỳ, bởi ghép thận là một cuộc đại phẫu thuật, ẩn chứa nhiều rủi ro và cần sự chuẩn bị, phối hợp đa chuyên khoa từ khi chuẩn bị ghép, trong khi ghép và các theo dõi sau này.
Điều quan trọng nhất khi ghép thận là tìm được người hiến có chỉ số phù hợp với người bệnh, đảm bảo thận ghép không bị đào thải ra khỏi cơ thể sau khi ghép. Vì thế, trước khi ghép thận, cả người hiến và nhận thận đều phải thực hiện rất nhiều các xét nghiệm như nhóm máu, HLA, kháng thể… để xác định sự hòa hợp.
Thông thường, người bệnh thường được hiến thận từ những người cùng huyết thống bởi khả năng tương thích giữa người cho và người nhận thường cao hơn so với những người không cùng huyết thống.
Nếu người cùng huyết thống và người nhận không có chỉ số phù hợp, người bệnh có thể đăng ký với trung tâm điều phối và ghép tạng quốc gia tại khu vực của mình để được sàng lọc và tìm người hiến thận phù hợp. Ghép thận là một cuộc đại phẫu và không cho phép có nhiều sai số, việc vội vàng tìm thận ghép mà không tìm hiểu kỹ các thông tin của người hiến là vi phạm pháp luật, đồng thời ẩn chứa nhiều nguy cơ rủi ro cho người bệnh.
Sau khi ghép thận, người bệnh có thể lao động, sinh hoạt và có một cuộc sống hoàn toàn bình thường, không phải đến bệnh viện để lọc máu hằng tuần. Tuy nhiên, cơ thể người bệnh luôn coi thận ghép là "vật thể lạ", vì vậy để duy trì thận ghép, họ phải uống các thuốc chống thải ghép và được thăm khám định kỳ.
Hiện nay, với sự tiến bộ của nền y học cũng như sự ra đời của các loại thuốc chống thải ghép mới, đời sống của một quả thận ghép có thể kéo dài 10 – 15 năm, thậm chí lên đến 20 năm nếu người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị tốt. Sau đó, thận ghép sẽ mất dần chức năng và đến một thời điểm nào đó, người bệnh có thể phải điều trị thay thế bằng cách chạy thận hoặc tiếp tục cấy ghép thận lần 2, nếu không sẽ nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.
Bệnh nhân trải qua quá trình ghép thận cần nắm rõ những lưu ý sau:
Đối với chế độ ăn uống, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Ngoài ra, người bệnh cần tuân thủ các chế độ sinh hoạt như sau:
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu về phương pháp ghép thận, đồng thời giải đáp thắc mắc người ghép thận sống được bao lâu. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo trên trang web của Nhà Thuốc Long Châu nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp