Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đông trùng hạ thảo là một nguyên liệu dược quý hiếm và mang giá trị lớn đối với sức khỏe con người. Nhiều bạn đọc thắc mắc liệu người huyết áp thấp có uống được đông trùng hạ thảo không? Thông tin dưới đây mà nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp sẽ giúp bạn có được câu trả lời cho vấn đề này.
Đông trùng hạ thảo (Cordyceps sinensis) là một loại nấm quý hiếm và được coi là có nhiều lợi ích cho sức khỏe, như tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện năng lượng, và hỗ trợ chức năng gan.
Huyết áp thấp được coi là chứng giảm huyết áp, ở mức độ nhẹ huyết áp thấp không cần phải điều trị. Tuy nhiên có thể gây nguy hiểm cho tim, khiến cho người bệnh bị ngất hoặc choáng nếu trở nặng. Ngoài ra, nó còn dẫn tới một số bệnh liên quan đến thần kinh và tuyến nội tiết.
Huyết áp thấp được phân thành hai loại chính: Huyết áp thấp do nguyên nhân sinh lý và huyết áp thấp do nguyên nhân bệnh lý. Cụ thể:
Những đối tượng thường mắc phải bệnh huyết áp thấp như: bầu bị tụt huyết áp, người bị các vấn đề về tim, người mắc các vấn đề về nội tiết, người bị mất nước, người bị mất máu,... Vậy người huyết áp thấp có uống được đông trùng hạ thảo không?
Với thắc mắc người huyết áp thấp có uống được đông trùng hạ thảo không? Các chuyên gia cho biết thảo dược này có khả năng hỗ trợ thận, tăng cường khả năng đề kháng, và bảo vệ sức khỏe của tim và hệ tuần hoàn, rất phù hợp với người huyết áp thấp. Cụ thể những lợi ích có thể kể đến đó là:
Bệnh huyết áp thấp thường kết hợp với cơ thể suy nhược, thiếu máu và một số nguyên nhân khác. Đông trùng hạ thảo chứa 17 axit amin, nhiều nguyên tố vi lượng và vitamin, các thành phần quan trọng này có khả năng bổ sung sức khỏe cho người bị huyết áp thấp một cách hiệu quả.
Người có nguy cơ cao mắc huyết áp thấp thường là người già, phụ nữ và những người có bệnh lý nền. Hệ miễn dịch của họ thường yếu và dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố xấu từ môi trường. Sử dụng đông trùng hạ thảo kết hợp với chế độ ăn đa dạng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch thông qua việc kích thích sản xuất bạch cầu. Bạch cầu là tế bào phòng thủ chống lại vi khuẩn gây hại.
Đông trùng hạ thảo có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng dược liệu này chứa lượng lớn Adenosine, giúp giảm nồng độ Cholesterol LDL, đây là yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Thận có liên quan quan trọng đến chỉ số huyết áp. Khi huyết áp thấp, tuần hoàn máu tới tim giảm, gây suy giảm chức năng thanh lọc và đào thải cặn bã ở thận. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ suy thận. Đông trùng hạ thảo có thể hỗ trợ thận qua việc cải thiện tuần hoàn máu và hỗ trợ chức năng thanh lọc.
Đông trùng hạ thảo cũng có khả năng hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị tiểu đường. Các chất Polysaccharides CPS-1 trong dược liệu này có thể kích thích tuyến tụy sản xuất Insulin, giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả ở những người có huyết áp thấp.
Ngoài thắc mắc "người huyết áp thấp có uống được đông trùng hạ thảo không?" thì cách sử dụng thảo dược này sao cho hiệu quả cũng được nhiều bạn đọc quan tâm. Có nhiều cách sử dụng đông trùng hạ thảo tùy thuộc vào đối tượng và mục đích sử dụng. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến cho người bị huyết áp thấp:
Đông trùng hạ thảo, một loại nấm quý, có thể được sử dụng để nấu cháo, mang lại hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Bạn có thể nấu cháo đơn giản bằng cách đưa đông trùng hạ thảo vào. Để tạo sự thú vị hơn, bạn có thể kết hợp nấu cháo đông trùng hạ thảo với nước hầm gà, xương hoặc các nguyên liệu khác theo sở thích cá nhân.
Cháo đông trùng hạ thảo, đặc biệt khi dành cho người bị huyết áp thấp, có thể được bổ sung thêm chút gừng để tăng cường tác dụng. Để đảm bảo hương vị thơm ngon, nên sử dụng gạo nếp trong quá trình nấu cháo. Bên cạnh cháo trắng, bạn cũng có thể lựa chọn nấu cháo với gà xé sợi hoặc thịt băm.
Khi cháo gần sôi, bạn có thể thêm vài sợi đông trùng hạ thảo vào và đợi cho đến khi cháo sôi hẳn thì có thể để nguội và thưởng thức.
Sự kết hợp giữa đông trùng hạ thảo và mật ong tạo ra một bài thuốc tuyệt vời cho người bị huyết áp thấp. Mật ong có khả năng kháng khuẩn và tăng huyết áp. Để ngâm đông trùng hạ thảo với mật ong, bạn có thể sử dụng cả loại khô hoặc tươi. Sau khi làm sạch đông trùng, cho vào bình và đổ mật ong đầy. Có thể thêm lát gừng vào để tăng hương vị. Ngâm trong khoảng 1 tháng và sử dụng sau đó. Mỗi ngày, bạn nên uống vài thìa hỗn hợp này, pha với nước ấm và uống vào buổi sáng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Đông trùng hạ thảo có thể được sử dụng để đun nước hoặc pha trà. Với sản phẩm đông trùng hạ thảo dạng khô, bạn chỉ cần cho 1 - 3g vào 250ml nước nóng, để trong khoảng 3 - 5 phút. Sau đó, uống nước và có thể ăn luôn phần dược liệu sau khi hãm trà.
Sau khi đã giải quyết vấn đề: "Người huyết áp thấp có uống được đông trùng hạ thảo không?" thì trong quá trình sử dụng thảo dược này bạn cần chú ý những gì?. Để đảm bảo sức khỏe người huyết áp thấp cần tuân thủ những điều sau:
Tuy nhiên, việc sử dụng đông trùng hạ thảo cần được tham khảo ý kiến bác sĩ trước để đảm bảo hiệu quả tốt nhất và tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Tóm lại "người huyết áp thấp có uống được đông trùng hạ thảo không?". Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, việc sử dụng dược liệu này với liều lượng và cách thức như thế nào cần được bác sĩ chỉ định, có như vậy mới tránh được những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của bạn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.