Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh tay chân miệng thường hay gặp ở trẻ trong độ tuổi đi học mẫu giáo. Tuy vậy, bệnh vẫn có thể xảy ra ở nhóm trẻ lớn trên 10 tuổi, thậm chí là ở người lớn, gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi:"Người lớn có bị tay chân miệng không?".
Bệnh tay chân miệng thường bị ở trẻ nhỏ trong độ tuổi đi học mẫu giáo. Tuy vậy, người lớn có bị tay chân miệng không? Mức độ nguy hiểm và dấu hiệu của bệnh này ở người lớn như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Bệnh tay chân miệng do virus gây ra, căn bệnh này thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ ở độ dưới 5. Bệnh ít gặp ở người lớn tuy nhiên vẫn có thể bị nhiễm bệnh nếu hệ miễn dịch yếu không đủ chống lại virus. Ví dụ, người lớn vẫn có thể bị lây bệnh nếu đang chăm sóc trẻ đang bị tay chân miệng.
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở người lớn là từ các virus đường ruột: Virus đường ruột type enterovirus 71 (EV71) và coxsackie A16.
Đặc biệt, vi rút EV71 có thể gây biến chứng khá nặng cho người bị bệnh tay chân miệng ví dụ như viêm màng não, viêm não hoặc gây tổn thương tới cơ tim.
Bệnh tay chân miệng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ (đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi). Các triệu chứng tay chân miệng ở người trưởng thành cũng giống như ở trẻ em. Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng ở người lớn có thể nặng hơn so với thông thường. Các biến chứng có thể gặp gồm viêm màng não, viêm tim hay viêm phổi, hoặc có thể chuyển biến nặng mà không điều trị kịp thời đã dẫn đến tử vong.
Ở phần trên đã trả lời cho câu hỏi: ”Người lớn có bị tay chân miệng không?”. Ở bất cứ độ tuổi nào bệnh tay chân miệng đều lây từ người sang người. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh này là nhiễm trùng coxsackievirus A16 thông qua hắt hơi, ho, tiếp xúc dịch tiết của nốt phồng rộp và phân của người nhiễm bệnh. Do vậy, vệ sinh chân tay khá quan trọng giúp phòng bệnh tay chân miệng ở người lớn. Bên cạnh đó, thời gian của bệnh tay chân miệng ở người lớn là khoảng năm ngày kể từ ngày các triệu chứng bệnh xuất hiện.
Ở những ngày đầu bị bệnh, các triệu chứng không quá rõ ràng và hay bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Sau 3 - 6 ngày nhiễm bệnh, bệnh nhân bị sốt nhẹ và đau rát cổ họng. Nhất là sẽ cảm thấy chán ăn, ăn gì cũng không được ngon miệng. Người mắc bệnh dễ bị bệnh đường ruột và cảm thấy bồn chồn khó chịu. Những dấu hiệu giai đoạn đầu này dễ bỏ qua vì nó giống với biểu hiện mệt mỏi của con người khi làm quá sức hay căng thẳng.
Thời gian 3 - 6 ngày là thời gian ủ bệnh tay chân miệng của người lớn. Sau vài ba ngày các mụn nước nhỏ bắt đầu xuất hiện trong miệng, bàn tay, cánh tay, bàn chân, đùi và mông. Kích thước mụn thường rất nhỏ hoặc như hạt đậu.
Đặc biệt với mụn ở trong miệng hay bị nhầm lẫn là nhiệt miệng nên không để ý chữa trị khiến bệnh càng thêm nặng.
Nếu bệnh xấu đi, những dấu hiệu nhận biết đó là từ sốt nhẹ trở nên sốt cao trên 39 độ, liên tục kéo dài dai dẳng trong nhiều ngày và rất khó hạ sốt. Người mắc bệnh thường bị nôn ói, sốt li bì và run rẩy tay chân, sức khỏe trở nên sụt giảm nghiêm trọng và suy hô hấp.
Đây là những biểu hiện khá nguy hiểm, bạn nên đến bệnh viện kịp thời để thăm khám theo hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh này chưa có thuốc chữa đặc trị, chúng ta có thể phòng chống biến chứng và chữa trị một cách tạm thời.
Một số triệu chứng bệnh tay chân miệng ở người lớn bao gồm:
Trong khi biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ tương đối rõ ràng thì người lớn thường không xuất hiện các triệu chứng.
Bệnh chân tay miệng sẽ khỏi sau 7 đến 10 ngày. Bệnh này hiện chưa có vắc xin hoặc thuốc điều trị. Tuy nhiên, có thể làm giảm nhẹ hoặc chữa trị bệnh tay chân miệng tại nhà bằng cách uống thuốc giảm đau, hạ sốt và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Hy vọng những thông tin trên bài bài viết đã giúp giải đáp các thắc mắc: “Người lớn có bị tay chân miệng không?”. Nếu thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Phạm Diểm
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...