Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Người mắc bệnh gút có ăn được thịt bò không?

Ngày 15/10/2024
Kích thước chữ

Bệnh gút là một dạng viêm khớp xảy ra do nồng độ acid uric trong cơ thể tăng cao, dẫn đến sự tích tụ tinh thể urat tại các khớp, gây đau đớn và viêm. Bởi một số loại thực phẩm có thể làm tăng nồng độ acid uric nên với người mắc bệnh gút, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa cơn đau tái phát. Vậy bệnh gút có ăn được thịt bò không và nên ăn thịt như thế nào để đảm bảo sức khỏe?

Bệnh gút là một căn bệnh mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể kiểm soát bằng phương pháp điều trị phù hợp. Chế độ ăn uống và lối sống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh gút. Việc điều chỉnh dinh dưỡng đúng cách giúp giảm tần suất các cơn gút cấp và nâng cao chất lượng cuộc sống. Do đó, rất nhiều người quan tâm muốn biết bệnh gút có ăn được thịt bò không?

Bệnh gút có ăn được thịt bò không?

Vậy bị bệnh gút có ăn được thịt bò không? Thịt bò chứa lượng Purine cao, đây là một hợp chất chuyển hóa thành acid uric trong cơ thể. Khi nồng độ acid uric trong máu tăng lên, các cơn gút dễ tái phát, gây đau nhức và viêm khớp. Do vậy, việc sử dụng thịt bò trong khẩu phần ăn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bị gút.

 Người mắc bệnh gút có ăn được thịt bò không? 1
Sử dụng thịt bò có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh gút

Mặt khác, thịt bò thuộc nhóm thịt đỏ, chứa nhiều protein – một chất khi chuyển hóa cũng góp phần làm tăng acid uric. Do đó, dù thịt bò giàu dinh dưỡng, nhưng lại không phù hợp để người bệnh gút tiêu thụ với số lượng lớn. Người mắc bệnh gút không cần phải kiêng tuyệt đối thịt bò, nhưng cần kiểm soát khẩu phần ăn chặt chẽ và ăn với liều lượng vừa phải. Để duy trì sức khỏe, người bị bệnh gút nên:

  • Ăn thịt bò hay các loại thịt đỏ khác từ 2-3 lần mỗi tuần với khẩu phần một lần không quá 100g.
  • Thay thế thịt đỏ bằng thịt trắng như: Thịt gà, cá hồi, cá basa… để giảm nguy cơ tăng acid uric.

Bên cạnh đó, người mắc bệnh gút nên ăn nhiều rau xanh và trái cây giàu chất xơ, uống đủ nước để hỗ trợ thải acid uric qua thận. Điều này không chỉ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể. Như vậy, với thắc mắc bệnh gút có ăn được thịt bò không thì câu trả lời là có. Người bệnh gút có thể ăn thịt bò nhưng với lượng hạn chế và kết hợp cùng chế độ ăn uống lành mạnh để giảm nguy cơ tái phát cơn đau.

Người mắc bệnh gút nên ăn thịt như thế nào để đảm bảo sức khỏe?

Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh gút có ăn được thịt bò không, ăn thịt bò nhiều có tốt không, người bệnh cũng cần quan tâm đến vấn đề nên sử dụng thịt thế nào để đảm bảo sức khỏe, hạn chế tái phát gút. Để tránh làm bệnh gút tiến triển, việc lựa chọn và kiểm soát lượng thịt tiêu thụ là rất quan trọng. Do đó, người mắc bệnh gút nên:

  • Hạn chế tối đa việc tiêu thụ các loại thịt đỏ như: Thịt bò, thịt dê, nội tạng động vật, tôm và các loại hải sản có vỏ… Đây là những thực phẩm chứa hàm lượng Purine cao, dễ làm tăng acid uric trong máu - nguyên nhân chính gây ra các cơn gút cấp.
  • Ưu tiên sử dụng thịt trắng như: Thịt ức gà, cá… vì chúng không chỉ có hàm lượng Purine thấp mà còn cung cấp đầy đủ 9 loại acid amin thiết yếu cùng các khoáng chất và vitamin quan trọng.
  • Kiểm soát lượng thịt tiêu thụ mỗi ngày: Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần kiểm soát chặt chẽ lượng thịt nạp vào mỗi bữa ăn. Mỗi ngày, cơ thể có thể hấp thụ tối đa 400mg Purine mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vượt quá giới hạn này có thể khiến nồng độ acid uric tăng cao và dẫn đến các cơn gút tái phát.
 Người mắc bệnh gút có ăn được thịt bò không? 2
Người mắc bệnh gút nên bổ sung các loại thịt trắng vì chúng có hàm lượng Purine thấp

Bệnh gút ăn được thịt gì?

Sau khi giải đáp thắc mắc bệnh gút có ăn được thịt bò không, chắc hẳn nhiều người bệnh cũng quan tâm muốn biết bệnh gút ăn được thịt gì? Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

Thịt gà

Thịt gà không da là một lựa chọn lành mạnh cho bệnh nhân gút, vì nó cung cấp vitamin nhóm B, phốt pho, chất chống oxy hóa nhưng lại ít đường, muối. Tuy nhiên, cần lưu ý các bộ phận khác nhau của gà có hàm lượng Purine khác nhau, cụ thể:

  • Đùi trên: 68.8mg Purine/100g;
  • Chân gà: 122.9mg Purine/100g;
  • Cánh gà: 137.5mg Purine/100g;
  • Ức gà: 141.2mg Purine/100g;

Lưu ý:

  • Nên loại bỏ da trước khi chế biến vì da chứa nhiều Purine.
  • Hạn chế dùng nước luộc gà để tránh nạp thêm Purine.
  • Ưu tiên luộc hoặc hầm kỹ để giảm bớt lượng Purine tiết ra trong quá trình nấu.

Cá sông, cá nước ngọt

Bệnh gút có ăn được cá không? Các loại cá sông có chứa lượng Purine dưới 100mg/100g và cung cấp nhiều omega-3, giúp giảm viêm và cải thiện các triệu chứng đau khớp. Ngoài ra, cá còn chứa các vitamin nhóm B, glycine, acid glutamic, giúp người bệnh duy trì sức khỏe tốt.

 Người mắc bệnh gút có ăn được thịt bò không? 3
Người bệnh gút có thể bổ sung cá sông, cá nước ngọt vào khẩu phần ăn của mình để thay thế thịt bò

Lưu ý:

  • Cá hồi, cá thu và cá biển có hàm lượng Purine cao (100g có khoảng 800mg Purine) nên bệnh nhân gút cần được hạn chế tối đa việc sử dụng những loại cá này.
  • Ưu tiên cá nước ngọt và ăn với lượng vừa phải.

Thịt lợn nạc

Mặc dù thịt lợn là thịt đỏ nhưng vẫn có một số bộ phận của thịt lợn chứa lượng Purine vừa phải, phù hợp với người bệnh gút như:

  • Sườn: 75.8mg Purine/100g;
  • Vai: 81mg Purine/100g;
  • Cổ: 70.5mg Purine/100g;
  • Dẻ sườn: 90.8mg Purine/100g;
  • Thăn vai: 95.1mg Purine/100g.

Lưu ý:

  • Tránh nội tạng động vật như: Gan lợn vì có chứa tới 300mg Purine/100g.
  • Loại bỏ da trước khi ăn để giảm lượng Purine.

Thịt ngan

100g thịt ngan chứa khoảng 138mg Purine, tuy không thấp nhưng vẫn nằm ở ngưỡng cho phép với người mắc bệnh gút. Do đó, người bệnh có thể ăn khoảng 80g mỗi ngày và không nên kết hợp với các loại thịt khác trong cùng bữa ăn để tránh gây dư thừa Purine.

 Người mắc bệnh gút có ăn được thịt bò không? 4
Thịt ngan là sự lựa chọn thay thế thịt bò khá thích hợp cho người bệnh gút

Thịt vịt

Trong 100g thịt vịt chỉ chứa 67mg Purine, một mức khá thấp nên đây là lựa chọn an toàn với người bệnh gút. Để đảm bảo nạp đủ chất dinh dưỡng từ nhiều nguồn thực phẩm, người bệnh có thể sử dụng luân phiên thịt vịt với các loại cá hoặc gà.

Lưu ý:

  • Ưu tiên luộc, hấp hoặc nướng nhẹ, tránh các món chiên, xào nhiều dầu mỡ.
  • Tránh ăn da và nội tạng để giảm nồng độ acid uric trong máu.

Lưu ý cần nhớ cho người mắc bệnh gút

Ngoài việc kiểm soát lượng thịt tiêu thụ, hạn chế các loại thịt đỏ chứa nhiều Purine người bệnh gút cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng tổng thể để duy trì sức khỏe và hạn chế các cơn gút cấp tái phát. Cụ thể:

  • Ưu tiên thực phẩm ít Purine như: Ngũ cốc, trứng, sữa, phô mai, rau củ quả… Đây là những lựa chọn an toàn, hỗ trợ giảm acid uric máu.
  • Chỉ tiêu thụ từ 2–3 lần mỗi tuần với các loại thực phẩm như: Đậu đỗ, củ cải trắng, súp lơ để tránh quá tải Purine.
  • Tránh các thực phẩm giàu Purine khác như: Nội tạng động vật, nấm, măng tây…
  • Nên tránh xa các chất kích thích và kiêng rượu bia vì chúng có khả năng làm tăng acid uric cũng như giảm hiệu quả điều trị.
  • Uống đủ mỗi ngày từ 2–2,5 lít nước, ưu tiên nước khoáng và nước rau xanh để hỗ trợ đào thải acid uric.
  • Kiểm soát, duy trì cân nặng hợp lý và nếu thừa cân thì nên giảm cân theo phương pháp khoa học để hạn chế nguy cơ khiến bệnh nặng hơn.
 Người mắc bệnh gút có ăn được thịt bò không? 5
Người mắc bệnh gút cần tránh xa các thực phẩm giàu Purine

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc bị bệnh gút có ăn được thịt bò không mà nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn. Người mắc bệnh gút cần kiểm soát khẩu phần và lựa chọn đúng loại thịt để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Dù một số người có thể tiêu thụ thịt bò với lượng nhỏ, nhưng cần cẩn trọng khi sử dụng loại thực phẩm này để tránh kích hoạt các cơn gút cấp. Điều quan trọng nhất là theo dõi tình trạng sức khỏe và điều chỉnh chế độ ăn uống một cách hợp lý để kiểm soát bệnh hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin