Nếu xét về góc độ sức khỏe con người, và tác động xấu đến xã hội thì nghiện ma túy được coi là nguy hại. Tác hại của người nghiện ma túy uống rượu như thế nào? Người nghiện ma túy có uống rượu không? Sự thật về tin đồn uống rượu có thể giúp cắt cơn thèm ma túy. Nếu bạn quan tâm tới vấn đề này, hãy cùng theo dõi nhé!
Khái niệm người nghiện ma túy
Những người được cho là nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc hướng thần, thuốc gây nghiện và họ bị lệ thuộc vào những loại thuốc này.
Người nghiện ma túy có uống rượu không?
Người nghiện ma túy là bị phụ thuộc vào các chất ma túy. Họ luôn có nhu cầu đưa một lượng ma túy nhất định vào cơ thể. Đồng thời việc sử dụng ma túy luôn có xu hướng tăng liều dần. Nếu như khi ngừng sử dụng ma túy sẽ xuất hiện hội chứng cai (lên cơn nghiện). Lúc này họ cảm thấy rất khó chịu, và thấy bứt rứt, buồn nôn, nổi da gà, đau rút cơ khớp, có cảm giác như giòi bò trong xương. Đồng thời những cảm giác bồn chồn, mất ngủ sẽ xảy ra và chảy nước mắt, nước mũi, giãn đồng tử, tiêu chảy…
Nguyên nhân gây nghiện ma túy
Nguyên nhân gây nghiện ma túy là do sự thiếu hiểu biết về ma túy, tính tò mò sử dụng của nhiều thanh thiếu niên. Có thể do sang chấn tinh thần trong cuộc sống cũng là một nguyên nhân dẫn tới nghiện ma túy. Có thể do sự buông lỏng quản lý và thiếu sự giáo dục của gia đình cũng dẫn tới nghiện ma túy. Yếu tố môi trường cũng tác động tới việc nghiện ma túy. Thậm chí có trường hợp thiếu sự hiểu biết dùng ma túy để giảm béo, chữa bệnh rồi dẫn tới nghiện khi nào không hay…
Tác hại của việc lạm dụng ma túy
Tác hại của việc lạm dụng ma túy đối với sức khỏe là rất lớn có thể khiến cơ thể giảm sút nhanh thậm chí bị suy kiệt. Kể cả cuộc sống, sinh hoạt của người nghiện cũng bị đảo lộn như “ngày ngủ, đêm ăn” thậm chí lười vệ sinh cá nhân. Người nghiện thiếu vệ sinh cá nhân có thể dẫn tới viêm da, viêm đa dây thần kinh, rối loạn dinh dưỡng… Nếu người nghiện ma túy dùng liều cao có thể dẫn tới bị sốc ma túy, nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
Người nghiện ma túy có thể dễ bị nhiễm một số bệnh nguy hiểm đến tính mạng như đột quỵ, nhiễm trùng máu, tăng huyết áp, rối loạn tâm thần, gây ra hội chứng trầm cảm. Người nghiện ma túy còn có nguy cơ cao nhiễm HIV/AIDS. Theo thống kê ở nước ta 70% người nhiễm HIV là do tiêm chích ma túy.
Người nghiện ma túy có thể bị rối loạn hành vi nhân cách. Cách suy nghĩ và lối sống cũng như đạo đức bị suy thoái. Người nghiện ma túy dần trở nên thờ ơ với những hứng thú bình thường trở nên hung hãn mất tính người.
Người nghiện ma túy sẽ bỏ bê công việc học tập...
Khi nghiện ma túy, người nghiện giảm và mất khả năng lao động. Người nghiện mất đi tính chăm chỉ, ý thức kỷ luật và sự khéo léo, bê trễ trong công việc và học tập.
Một điều nữa rất quan trọng đồng thời làm cho gia đình tan vỡ. Khi có người nghiện, kinh tế sẽ sa sút nghiêm trọng, có thể bị phá sản, nhà cửa cũng phải bán và hạnh phúc gia đình tan vỡ. Thậm chí người thân cũng từ bỏ người nghiện.
Một lượng tiền của rất lớn chi cho việc dùng ma túy. Theo thống kê ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, mỗi ngày người nghiện tiêu hàng tỷ đồng cho việc sử dụng ma túy. Làm lãng phí rất nhiều tiền của nhà nước và xã hội do mỗi năm bỏ ra hàng trăm tỷ đồng cho phòng chống ma túy.
Làm cho trật tự an toàn xã hội bị xâm phạm bởi đa phần người nghiện ma túy liên quan đến trộm cắp tài sản, cướp giật, gây rối trật tự hoặc giết người…
Người nghiện ma túy có uống rượu không?
Một số thông tin cho rằng người nghiện ma túy uống rượu say và ngủ có thể cắt cơn nghiện được. Đây không phải là phương pháp ai cũng có thể sử dụng được, bởi việc làm này như là “lấy độc trị độc”. Người nghiện ma túy có uống rượu vào tức là đưa chất gây nghiện khác vào cơ thể mà thôi.
Người nghiện ma túy cũng sợ tình trạng say xỉn, bởi vì lúc say thường không kiểm soát được mình, lại càng khiến người nghiện thèm ma túy hơn. Có một thực tế là nhiều người đã cai nghiện được nhiều năm, nhưng chỉ vì nhậu ngà ngà say lại thèm ma túy rồi tái nghiện.
Người nghiện ma túy uống rượu nữa cơ thể mắc nhiều bệnh về tiêu hóa
Ngoài những yếu tố trên thì thêm một phản ứng rất có hại giữa rượu và ma túy. Nếu như đang say mà sử dụng ma túy thì có thể rất nguy hiểm cho tính mạng. Hoặc nếu đã sử dụng ma túy mà sau đó uống rượu thì có thể dẫn tới sốc thuốc và có thể dẫn tới tử vong.
Người nghiện ma túy sức khỏe đã tàn tạ, yếu đuối và dẫn tới suy kiệt. Người nghiện ma túy còn uống rượu nữa thì cơ thể sẽ mắc phải nhiều bệnh về đường tiêu hóa, thần kinh.
Nếu muốn cai nghiện ma túy sẽ có nhiều loại thuốc để cai nghiện, mỗi người sẽ phù hợp với một phương pháp khác nhau. Vậy người nghiện ma túy có nên uống rượu để cai nghiện không? Việc cai nghiện theo cách “lấy độc giải độc” như thế này rất nguy hiểm cho tính mạng. Nên chọn một phương pháp khác để cai nghiện tốt hơn và hiệu quả hơn.
Những phương pháp cai nghiện ma túy
Người nghiện ma túy có nên dùng rượu để cai nghiện ma túy không là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Việc cai nghiện ma túy có nhiều phương pháp cả trên thế giới và Việt Nam đã áp dụng. Mỗi phương pháp cai nghiện sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Điển hình của những phương pháp này sẽ chia thành 2 nhóm, nhóm cai nghiện dùng thuốc và nhóm không dùng thuốc.
Mỗi phương pháp cai nghiện ma túy có ưu và nhược điểm riêng
Cai khô
Phương pháp cai khô, có nghĩa là cai chay, phương pháp này đã được áp dụng tại Mỹ từ năm 1983. Phương pháp này sẽ cô lập bệnh, bệnh nhân sẽ ngừng sử dụng ma túy hoàn toàn và không được tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Bỏ mặc người nghiện lên cơn vật vã hay kêu la. Với phương pháp này người nghiện sẽ luôn mệt mỏi, mất ngủ, đau đớn cơ xương kéo dài hàng tháng trời. Tuy nhiên, cơn nghiện sẽ giảm dần sau 7 - 10 ngày. Một số nước ở châu Á như Brunei Indonesia, Malaysia, đã thực hiện phương pháp này thành công.
Giảm liều dần
Còn đối với phương pháp giảm dần liều lượng ma túy mỗi ngày. Thời gian để thực hiện từ 13 - 30 ngày, kết hợp sử dụng thuốc an thần và thuốc bổ cho người nghiện. Một ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là người nghiện thích nghi dần. Những cơn nghiện bắt đầu giảm từ từ, người nghiện sẽ không đau đớn, vật vã như phương pháp cai khô. Tuy nhiên lại có nhược điểm thời gian cắt cơn kéo dài và đòi hỏi phải dùng chất ma túy.
Phẫu thuật thùy trán
Cai nghiện ma túy bằng phương pháp phẫu thuật thùy trán mục đích là phá hủy một số điểm ở thùy trán của não quan hệ đến sự thèm muốn ma túy. Như vậy sẽ làm cho người nghiện không còn cảm thấy cần chất ma túy nữa. Nếu áp dụng phương pháp này có ưu điểm vừa cắt cơn vừa cai nghiện được. Tuy nhiên lại có một nhược điểm lớn là sau khi phẫu thuật, bệnh nhân không phân biệt được sự phải trái của hành động.
Nghiên cứu này do GS. Natalia Bectereva thực hiện và được Viện Hàn lâm y học Nga đã công bố. Tỷ lệ đạt thành công của phương pháp này là 80%. Khi phẫu thuật 34 người thì 27 người không tái nghiện. Phương pháp cai nghiện này đã được cải tiến ở Ý, người ta rạch thùy trán để giảm bớt những hậu quả.
Phương pháp thụy miên
Còn đối với phương pháp thụy miên thực hiện bằng cách cho bệnh nhân ngủ nhân tạo từ 3 - 7 ngày. Bệnh nhân sẽ được săn sóc đặc biệt và truyền dịch. Tuy nhiên, đối với phương pháp này chỉ có thể bớt vật vã chứ không hết hẳn. Bác sĩ có thể kết hợp chlorpromazine 100 - 200mg/ngày + diazepam 10 - 60mg/ngày + phenobarbital 100mg cho bệnh nhân sử dụng. Trong giấc ngủ, bệnh nhân vẫn lên cơn vật vã, di chứng nghiện còn kéo dài hàng tháng. Đối với phương pháp này bớt đau đớn, nhưng nếu có bệnh lý trong nội tạng sẽ ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Thời gian cai nghiện cũng nhanh trong khoảng 7 - 10 ngày.
Trên đây là những phương pháp cai nghiện ma túy đang được áp dụng.
Tóm lại những thắc mắc như: "Người nghiện ma túy có uống rượu không, uống rượu say để cai nghiện có được không?" thì câu trả lời đó là "Không" bởi vì rượu và ma túy tương tác ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người nghiện. Có rất nhiều phương pháp cai nghiện đã được áp dụng, nếu người nhà có người nghiện nên chọn phương pháp phù hợp để cai nghiện.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp