Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nguyên nhân chạy bộ bị đau khớp háng

Ngày 22/07/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nhiều người chạy bộ thường sẽ cảm thấy đau nhức cơ bắp sau khi tập luyện. Tuy nhiên, nếu bị đau khớp háng thì có thể là do chấn thương vùng cơ xương xung quanh bộ phận này. Bạn cần lưu tâm hơn vì đây rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải vấn đề về khớp háng và cần được chăm sóc và điều trị.

Khớp háng là điểm kết nối giữa lưng và chân của cơ thể. Khi khớp háng vì lí do nào đó bị thoái hóa hoặc chấn thương phần sụn sẽ dẫn đến việc xuất hiện các cơn đau khớp háng dai dẳng. Chấn thương khớp háng khi chạy bộ do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do bạn chạy bộ quá sức hoặc chạy bộ sai tư thế. Bởi khi chạy bộ, có ảnh ảnh hưởng trực tiếp đến cơ bắp chân, xương, khớp và đặc biệt là xương khớp háng. Tình trạng này nếu kéo dài và không được điều trị, có thể gây ảnh hưởng không ít đến sức khỏe cũng như những sinh hoạt thường ngày. Nếu không biết cách tiết chế hoạt động và đi lại quá nhiều có thể khiến tình trạng đau khớp háng ngày càng trở nên trầm trọng.

Nếu tình trạng chạy bộ bị đau khớp háng sau kéo dài dai dẳng. Bạn nên thăm khám và điều trị hợp lý với các bác sĩ chuyên khoa nhằm tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe xương khớp. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân chạy bộ bị đau khớp háng qua bài viết này nhé!

Nguyên nhân chạy bộ bị đau khớp háng là gì?

Những người chạy bộ bị đau khớp háng thường là do việc căng cơ quá mức. Điều quan trọng nhất là bạn cần phải chú ý đến mức độ đau khớp háng của bản thân để tìm ra biện pháp giảm đau khớp lý và ngăn ngừa tình trạng đau khớp háng có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính.

Nguyên nhân chạy bộ bị đau khớp háng1 Có nhiều nguyên nhân chạy bộ bị đau khớp háng

Do căng cơ khớp háng quá mức

Khi chạy bộ xuất hiện tình trạng đau phần hông và háng thường là hậu quả của việc căng quá mức vùng cơ đùi. Dấu hiệu chấn thương cấp tính này có thể xuất hiện khi bạn chạy với cường độ mạnh. Đây còn là nguyên nhân phổ biến dẫn đến chạy bộ bị đau khớp háng.

Do rách ổ cối xương chậu

Ổ cối hay được biết là một lớp sụn bao quanh vùng xương chậu, có chức năng đặc biệt giúp kết nối xương chậu với cổ xương đùi. Nó còn tạo nên sự ổn định của khớp xương tại vị trí này và cho phép sự vận động được linh hoạt, thuận lợi nhất. Khi chạy bộ đột nhiên bạn có cảm giác đau dữ dội ở phần đùi trong, phần hông có cảm giác như bị điện giật khiến bạn không thể tiếp tục việc chạy bộ... đó là dấu hiệu của ổ ối có nguy cơ bị rách. Lúc này, bạn nên ngừng việc chạy bộ, nghỉ ngơi và thậm chí có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kê đơn thuốc chống viêm nhằm hạn chế biến chứng nguy hiểm.

Do viêm bao hoạt dịch ở phần hông

Bao hoạt dịch được hiểu là một túi chứa các dịch lỏng thường nằm ở các khớp khác trên cơ thể như vai, khuỷu tay, hông, đầu gối và bàn chân. Bao hoạt dịch đóng vai trò rất quan trọng như một lớp đệm giữa xương, cơ bắp, dây chằng hoặc da để giúp việc vận động, chạy bộ trở nên dễ dàng hơn. Viêm bao hoạt dịch thường xảy ra khi bạn chạy bộ quá mức.

Nguyên nhân chạy bộ bị đau khớp háng2 Khi khớp háng bị viêm bạn có nguy cơ bị đau khi chạy bộ

Do viêm xương khớp háng

Tình trạng viêm xương khớp háng là một trong những nguyên nhân tương đối phổ biến khiến bạn bị đau hông, háng mạn tính và thậm chí sẽ đau nhiều hơn sau khi bạn chạy bộ. Đây là một dạng viêm rất nguy hiểm, vì sẽ làm bào mòn màng xương ở khớp háng.

Do mắc hội chứng Iliopsoas

Hội chứng Iliopsoas là một trong số nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khớp háng khi chạy bộ và thường khiến người gặp đau nhiều ở háng và đùi trên, bị cứng khớp háng và có điện giật ở chi dưới khi chạy bộ quá mức liên tục.

Chạy bộ bị đau khớp háng có nguy hiểm không?

Đối với trường hợp bị đau khớp háng nhẹ khi chạy bộ, các cơn đau thường không xuất hiện thường trực, người bệnh chỉ có cảm giác mỏi và hơi đau nhẹ. Khi đó bệnh nhân nên dừng việc chạy bộ và có thể chuyển sang đi bộ với khoảng cách sải chân nhỏ nhằm tránh làm ảnh hưởng đến vị trí đau và viêm. Đồng thời nên đi bộ hàng ngày để giúp cơ khớp được co giãn, tăng cường sự tuần hoàn máu, mang dưỡng chất tới vùng bị tổn thương và chữa lành khớp háng.

Khi khớp háng bị sưng, cơn đau quá mức, trường hợp này bạn nên đi thăm khám để bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp. Việc tự tiếp tục chạy bộ có thể dẫn đến tình trạng tổn thương nặng nề cũng như có nguy cơ biến chứng tiềm ẩn cao hơn.

Nguyên nhân chạy bộ bị đau khớp háng3 Chạy bộ bị đau khớp háng có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người

Điều trị chạy bộ đau khớp háng

Khi chạy bộ bị đau khớp háng, nếu tình trạng đau quá nặng nề, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện sớm nhất. Tuy nhiên, đối với những trường hợp chỉ đau nhẹ, bạn có thể áp dụng những phương pháp dưới đây nhé:

Chườm đá lạnh tại khớp háng giúp giảm đau

Việc chườm đá lạnh hoặc xịt lánh có tác dụng làm giảm đau nhanh chóng, giảm sưng khớp tại khớp háng và giúp khớp háng thoải mái và dễ chịu hơn.

Ngâm trong nước ấm

Khi bị đau khớp háng, bạn có thể thử áp dụng là cách làm giảm các cơn đau háng cực kỳ hiệu quả bằng cách ngâm mình trong nước ấm. Việc làm này giúp kích thích tuần hoàn máu, hỗ trợ làm lành tổn thương sụn khớp hiệu quả. Khi ngâm nước ấm, bạn có thể bỏ thêm các loại tinh dầu để tạo mùi thơm giúp thư giãn hơn.

Tập yoga

Khi bị đau khớp háng, bạn cần hạn chế việc chạy bộ cho đến khi những tổn thương tại khớp háng lành hẳn. Tuy nhiên, bạn có thể thử áp dụng những bài tập yoga tốt cho hệ thống xương khớp đặc biệt là vùng khớp háng.

Sử dụng thuốc Tây

Một số loại thuốc Tây được kê đơn có thể điều trị chứng đau khớp háng hiệu quả như: Thuốc xịt ngoài da, các loại cao dán, thuốc kháng viêm và thuốc giảm đau…

Sử dụng thuốc Đông y

Dù bạn chọn điều trị theo phương pháp nào, việc chọn lựa bệnh viện uy tín rất quan trọng nhằm giúp cho bệnh được điều trị đúng cách. Với phương pháp sử dụng thuốc Đông y, hiệu quả mang lại có thể chậm hơn và bệnh cần được điều trị với thời gian dài như: Châm cứu, bấm huyệt...

Những lưu ý khi chạy bộ giúp hạn chế đau khớp háng

  • Nên chọn giày có size vừa với cỡ chân, êm, thoải mái và có độ bám, độ ma sát tốt, tránh trường hợp bị trơn, té ngã khi chạy bộ.
  • Nên lựa chọn cung đường chạy bộ bằng phẳng và mềm như cỏ tự nhiên hoặc cỏ nhân tạo.
  • Nên khởi động thật kỹ khớp háng trước khi chạy bộ.
  • Nên tăng dần cường độ chạy bộ, tránh chạy bộ quá sức.
  • Nên bổ sung đủ nước và điện giải cho cơ thể khi chạy bộ.

Chạy bộ bị đau khớp háng do rất nhiều nguyên nhân gây ra và triệu chứng có thể khắc phục nếu phát hiện và điều chỉnh kịp thời. Khi chạy bộ bị đau khớp háng, bệnh nhân nên dừng ngay việc chạy bộ và thư giãn và có biện pháp khắc phục kịp thời. Không những thế, ngoài việc chỉ chạy bộ, người vận động có thể luyện tập thêm những bài vận động khác như yoga, đạp xe... nhằm giúp cơ thể tăng phần dẻo dai hơn nhé!

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin