Khi sức khỏe xương khớp gặp vấn đề, vị trí đau có thể chỉ xuất hiện tại một điểm cụ thể hoặc gây đau toàn thân. Điều này cũng khiến bệnh nhân bị ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt hằng ngày. Vậy nguyên nhân nào gây nên đau khớp toàn thân và cần áp dụng biện pháp gì để đối phó? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Các nguyên nhân phổ biến gây đau khớp toàn thân
Đau khớp là tình trạng không ít người hiện nay đang phải đối mặt. Với mức độ nhẹ, cơn đau thường chỉ xuất hiện thoáng qua khi thời tiết thay đổi, khi dùng sức đột ngột,... Nhưng cũng nhiều trường hợp chứng đau tiến triển nặng, dẫn đến hiện tượng đau nhức xương khớp toàn thân. Nguyên nhân của tình trạng này có thể đến từ một số yếu tố sau:
Vận động
Khi bạn vận động cường độ cao trong thời gian dài như đạp xe, chạy bộ đường dài, mang vác nặng... Nếu vượt quá sức chịu đựng của xương khớp, sự xuất hiện của những cơn đau chắc chắn sẽ xảy ra. Ngoài ra, nếu bạn giữ nguyên một tư thế trong nhiều giờ đồng hồ cũng có thể gặp phải tình trạng tương tự.
Thiếu dinh dưỡng
Nếu không được bổ sung dưỡng chất cần thiết cho xương khớp như vitamin D, vitamin C, canxi, photpho, kali,... khiến cơ thể giảm sức bền nhanh chóng khi vận động, khó có thể tham gia các hoạt động ngoài trời. Đồng thời, bạn cũng dễ đối mặt với những nguy cơ như gãy xương, loãng xương, thoái hóa khớp,...
Đau khớp toàn thân gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống người bệnh
Thừa cân, béo phì
Trọng lượng cơ thể quá lớn tạo ra một áp lực đáng kể đối với xương khớp. Qua nhiều năm, khi độ bền và sức chịu đựng của cơ thể dần xuống dốc, cũng là lúc bạn phải đối mặt với những cơn đau khớp toàn thân.
Chất kích thích
Khi cơ thể phải nạp một lượng lớn chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,... gan cần huy động một lượng lớn các dưỡng chất trong cơ thể nhằm giúp thanh lọc các độc tố gây hại. Từ đó khiến bạn dễ gặp phải cơn đau nhức toàn thân. Đây cũng là yếu tố khiến nhiều bạn trẻ gặp phải các vấn đề về xương khớp, nhưng thường không được lưu tâm đến.
Người cao tuổi
Thời kỳ lão hóa là giai đoạn ai cũng phải bước qua khi tuổi tác ngày một nhiều hơn. Kéo theo đó là các chức năng sống của cơ thể dần suy yếu, sự trao đổi, hấp thu dưỡng chất và sản sinh các tế bào mới không đủ đáp ứng cho nhu cầu cơ thể. Vì vậy, những cơn đau khớp và vấn đề sức khỏe liên quan cũng ngày càng xuất hiện nhiều hơn.
Người cao tuổi là nhóm đối tượng thường xuyên đối mặt với những cơn đau nhức xương khớp
Bệnh lý
Bên cạnh những nguyên nhân thông thường, tình trạng đau khớp toàn thân cũng có thể liên quan đến một số bệnh lý, điển hình như sau:
Viêm khớp dạng thấp: Người mắc phải bệnh lý này thường đối mặt với những cơn đau chủ yếu xuất hiện ở bàn tay, chân hoặc tại các khớp lớn như gối, khuỷu tay,... Cơn đau thường xuất hiện vào đêm muộn, sau đó là cứng khớp khoảng 1 giờ đồng hồ vào buổi sáng. Không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến việc sinh hoạt, bệnh nhân còn phải đối mặt với nguy cơ tàn phế nếu bệnh tiến triển quá nặng.
Thoái hóa khớp: Vị trí thoái hóa thường gặp gồm có đầu gối, cột sống, vai gáy,... hoặc xuất hiện cùng lúc trên toàn thân. Yếu tố gây nên thóa hóa khớp thường liên quan đến tuổi tác, dinh dưỡng hoặc xuất hiện sau chấn thương, viêm khớp, bệnh lao khớp,... Thoái hóa khớp thường có dấu hiệu tràn dịch khớp và biến dạng do sự xuất hiện của gai xương.
Lupus ban đỏ: Là một căn bệnh tự miễn gây tổn thương đa cơ quan do hệ thống miễn dịch bị rối loạn. Không chỉ mỗi cơn đau, người bệnh còn có thể bị hoại tử xương nếu xương khớp bị tổn thương nặng nề.
Một số bệnh lý khác: Xơ cứng bì toàn thể, bệnh Gout, viêm khớp vảy nến,....
Cách giảm đau khớp toàn thân hiệu quả tại nhà
Bạn có thể tham khảo và cải thiện tình trạng đau khớp toàn thân với một số biện pháp như sau:
- Chườm nóng/lạnh: Tùy theo nhu cầu, bạn có thể dùng khăn thấm nước nóng hoặc lạnh chườm lên vị trí đau, hoặc chườm kết hợp xen kẽ.
- Xoa bóp: Sử dụng tinh dầu để xoa bóp mang lại cảm giác dễ chịu, giúp người bệnh giảm đau đáng kể và cải thiện lưu thông tuần hoàn nhanh chóng, hiệu quả.
- Nghỉ ngơi: Khi gặp phải cơn đau khớp toàn thân hoặc chỉ với một vị trí cụ thể, bạn nên nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian phục hồi. Không nên cố ép bản thân phải gắng sức, tránh khiến cho tình trạng thêm nặng nề hơn.
- Tập thể dục mỗi ngày: Lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức, duy trì mỗi ngày tối thiểu 30 phút giúp nâng cao sức bền, độ dẻo dai cho xương khớp.
- Dinh dưỡng hợp lý: Giúp cơ thể hấp thu các dưỡng chất cần thiết đối với sức khỏe xương khớp. Đối với người có bệnh lý nền, cần tham khảo chế độ dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo cung cấp hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu một cách hợp lý.
- Điều trị: Nếu các cơn đau tiến triển trong thời gian dài, thường xuyên tái phát hoặc không thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp giảm đau. Hãy đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín trong thời gian sớm nhất, không nên lạm dụng thuốc giảm đau
Nên áp dụng các biện pháp chăm sóc giảm đau vật lý hơn là sử dụng thuốc giảm đau
Đau khớp toàn thân gây nên khá nhiều phiền toái đến cho người mắc phải. Tuy nhiên, nếu bạn được trang bị đầy đủ kiến thức, chăm sóc và can thiệp ngay từ sớm. Các chứng đau sẽ được thuyên giảm và cải thiện đáng kể.
Hằng Lê
Nguồn tham khảo: Tổng hợp