Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vào những ngày đèn đỏ, cơ thể phụ nữ thường cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Trong đó tình trạng đau bụng đi ngoài khi đến kỳ kinh nguyệt thường xuất hiện gây ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. Sau đây hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nguyên nhân gây nên tình trạng này nhé!
Những cảm giác đau âm ỉ vùng bụng dưới, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, đau thắt lưng,... thường xuất hiện đối với các chị em phụ nữ trong ngày đèn đỏ. Đặc biệt với một số người tình trạng đau bụng đi ngoài khi đến kỳ kinh nguyệt có thể xảy ra.
Đau bụng kinh là tình trạng đau bụng âm ỉ, nặng nề, đi kèm với nhiều triệu chứng khác nhau. Những triệu chứng thường gặp có thể xuất hiện như đau âm ỉ hoặc đau nhói ở vùng bụng dưới lan đến vùng đùi, xương mu và bẹn, ngực căng tức, đau nhẹ ở đầu ngực, bụng đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy, đau lưng, đau đầu, người mệt mỏi, chóng mặt, thậm chí có thể có sốt nhẹ.
Ngoài ra, tâm trạng và tinh thần của người bệnh cũng thường thay đổi, có thể xuất hiện những cơn nóng giận vô cớ. Đồng thời, da có thể trở nên nổi mụn và nhờn hơn so với bình thường. Có thể thấy, vấn đề đau bụng đi ngoài khi đến kỳ kinh nguyệt là một trong những triệu chứng phổ biến khi đến chu kỳ kinh nguyệt.
Nguyên nhân phụ nữ thường xuất hiện tình trạng đau bụng đi ngoài khi đến kỳ kinh nguyệt là do sự thay đổi về lượng hormone Prostaglandin trong cơ thể. Hormone này gây bong tróc niêm mạc tử cung và cơn đau co thắt tử cung, dẫn đến hiện tượng đau bụng đi ngoài trong chu kỳ kinh nguyệt.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học được xem là một trong những nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ xuất hiện triệu chứng đi ngoài khi hành kinh. Thói quen thường xuyên uống nước đá và đồ uống có ga khi đến chu kỳ kinh nguyệt có thể gây đau bụng, đi ngoài, buồn nôn và các triệu chứng khác. Đồng thời, việc ăn các thực phẩm không an toàn như đồ ăn bán ngoài đường, hoặc thực phẩm chưa qua chế biến cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề này.
Để ngăn chặn hiện tượng này, bạn nên hạn chế việc uống đồ lạnh và tránh ăn đồ có tính hàn. Đồng thời, bạn cần nên hạn chế ăn các loại thực phẩm sống, tái hoặc lên men như nộm, gỏi, và tránh rượu bia, cafe để giảm nguy cơ đau bụng kinh kèm theo đi ngoài và buồn nôn.
Trong những ngày hành kinh, sự thay đổi lượng hormone trong cơ thể có thể khiến cơ thể nhiều phụ nữ trở nên lạnh, đau bụng và gặp tình trạng đau bụng đi ngoài khi đến kỳ kinh nguyệt. Do đó, để giảm bớt tình trạng này, chị em cần duy trì ấm cơ thể, sử dụng túi chườm để giảm đau bụng và kiểm soát tình trạng đi ngoài. Đặc biệt vào mùa đông, việc mặc ấm và đeo tất chân đầy đủ là rất quan trọng để bảo vệ cơ thể.
Các thói quen sau đây có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trong thời kỳ kinh nguyệt:
Nếu bạn có các thói quen trên, hãy cân nhắc thay đổi chúng để duy trì một cơ thể khỏe mạnh hơn và giảm nguy cơ đi ngoài trong chu kỳ kinh nguyệt.
Căng thẳng, áp lực, và stress là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ xuất hiện tình trạng đi ngoài khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, để giảm nguy cơ này, phụ nữ nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, quản lý công việc một cách khoa học và tránh ôm quá nhiều áp lực dẫn đến stress quá mức.
Để khắc phục tình trạng đau bụng đi ngoài khi đến kỳ kinh nguyệt bạn có thể áp dụng một số cách thức sau đây:
Dưới đây là một số lưu ý trong sinh hoạt để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu trong ngày kinh nguyệt:
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung đau bụng đi ngoài khi đến kỳ kinh nguyệt. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết về các triệu chứng trong chu kỳ kinh nguyệt.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.