Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Nguyên nhân nào khiến nước tiểu đỏ như màu nước trà?

Ngày 29/08/2023
Kích thước chữ

Sự biến đổi màu sắc của nước tiểu là điều mà chúng ta không bao giờ được chủ quan, đặc biệt là khi nước tiểu đỏ như màu nước trà. Hiện tượng này có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng bệnh lý nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, u xơ tuyến tiền liệt, ung thư...

Nước tiểu bình thường thường có màu vàng nhạt hoặc đậm hơn tùy thuộc vào chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nếu nước tiểu đỏ như màu nước trà kéo dài và đi kèm với các triệu chứng bất thường, điều này có thể là dấu hiệu cảnh báo về vấn đề sức khỏe hoặc các bệnh lý nghiêm trọng.

Nước tiểu đỏ như màu nước trà cảnh báo điều gì?

Khi nước tiểu của bạn có màu nâu sẫm tương tự như màu nước trà, có thể là dấu hiệu của một số tình trạng cần quan tâm. Trước hết, nước tiểu đỏ như màu nước trà là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang trải qua tình trạng mất nước hay viêm đường tiết niệu. Ngoài ra, màu nước tiểu đỏ như nước trà cũng có thể là kết quả của tác dụng phụ từ một số loại thuốc như metronidazole (Flagyl) và chloroquine (Aralen),...

nuoc-tieu-do-nhu-mau-nuoc-tra 1 Cropped.jpg
Nước tiểu đỏ như màu nước trà cảnh báo cơ thể đang bị mất nước

Nếu sau khi bạn cung cấp đủ nước cho cơ thể mà tình trạng nước tiểu vẫn không thay đổi, có thể bạn đã gặp phải tình trạng rối loạn chuyển hóa porphyrin. Tình trạng này có thể dẫn đến sự tích tụ các hợp chất tự nhiên trong máu, gây cho nước tiểu đỏ như màu nước trà hoặc có màu nâu sẫm. Ngoài ra, nước tiểu màu đỏ cũng có thể là dấu hiệu của vấn đề về gan, khi mật chất bắt đầu xuất hiện trong nước tiểu của bạn.

Nguyên nhân gây nước tiểu đỏ như màu nước trà

Nước tiểu đỏ như màu nước trà có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Mất nước

Tình trạng mất nước do đổ quá nhiều mồ hôi, tiêu chảy, sốt hoặc không uống đủ nước cũng có thể dẫn đến nước tiểu đỏ như màu nước trà. Khi cơ thể thiếu nước, thận cố gắng giữ lại nước bằng cách làm cho nước tiểu cô đặc hơn, dẫn đến màu sắc đỏ như màu nước trà.

Sự hiện diện của máu

Nước tiểu có màu đỏ cũng có thể do có máu lẫn trong đó. Sự xuất hiện của máu trong nước tiểu có thể liên quan đến vấn đề sức khỏe ở bàng quang như sỏi bàng quang, sỏi thận, khối u trong bàng quang và thận. Ngoài ra, bệnh lý liên quan đến niệu đạo và tuyến tiền liệt (ở nam giới) hoặc polyp niệu đạo (ở nữ giới) cũng có thể gây ra hiện tượng này.

Do thực phẩm và thức uống

Màu nước tiểu có thể thay đổi do bạn đã tiêu thụ những thực phẩm hoặc trái cây có màu hồng đậm hoặc đỏ tươi như củ dền, quả việt quất, hay thanh long ruột đỏ. Các chất chống oxy hóa tự nhiên trong thực phẩm này có thể tương tác với nước tiểu và tạo ra màu sắc đỏ.

nuoc-tieu-do-nhu-mau-nuoc-tra 2.jpg
Uống các loại nước màu đậm khiến nước tiểu như màu nước trà

Chế độ ăn uống

Màu sắc của nước tiểu thường có thể phụ thuộc vào chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nếu tình trạng nước tiểu đỏ kéo dài và không thay đổi theo thời gian, có thể đây là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, nếu bạn gặp tình trạng này, nên thăm khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Cách xác định bệnh lý khi có dấu hiệu nước tiểu đỏ màu

Khi bạn gặp tình trạng nước tiểu đỏ màu, việc xác định chính xác nguyên nhân và đề xuất phương pháp điều trị hiệu quả là cực kỳ quan trọng. Để làm điều này, người bệnh sẽ được thực hiện một loạt xét nghiệm để chẩn đoán và điều trị bệnh một cách chính xác nhất. Dưới đây là các phương pháp xác định bệnh lý khi có dấu hiệu nước tiểu đỏ màu:

  • Xét nghiệm cấy nước tiểu: Xét nghiệm này nhằm mục đích phát hiện và xác định loại vi khuẩn hoặc nấm men cụ thể trong nước tiểu của bệnh nhân. Phương pháp này thường bao gồm nuôi cấy mẫu nước tiểu trong phòng thí nghiệm để xác định loại vi khuẩn và nấm men gây bệnh.
  • Chụp chiếu hệ tiết niệu: Trong trường hợp nghi ngờ về sự bất thường về cấu trúc của hệ tiết niệu, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang hệ niệu (KUB), siêu âm, chụp công hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT) để đánh giá chi tiết hơn về các vấn đề liên quan.
  • Nội soi bàng quang: Đối với những bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát thường xuyên hoặc có nghi ngờ về bệnh ác tính bàng quang, nội soi bàng quang có thể được thực hiện. Phương pháp này giúp bác sĩ kiểm tra trực tiếp bàng quang và các bộ phận liên quan.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Đây là một phương pháp xét nghiệm hóa học thường được thực hiện trên mẫu nước tiểu qua kính hiển vi. Mục tiêu của xét nghiệm này là phát hiện và xác nhận sự có mặt của vi khuẩn và tế bào bạch cầu trong nước tiểu, nhằm kiểm tra có nhiễm trùng hay không.
  • Xét nghiệm khác: Để đo mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm khác như xét nghiệm kháng sinh hoặc xét nghiệm nhạy cảm vi khuẩn.
nuoc-tieu-do-nhu-mau-nuoc-tra 3.jpg
Xét nghiệm nước tiểu giúp xác định chính xác tình trạng bệnh

Khắc phục tình trạng nước tiểu đỏ như màu trà

Khi bạn gặp tình trạng nước tiểu đỏ như màu nước trà, việc khắc phục và điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Dưới đây là những cách để khắc phục và điều trị tình trạng này:

  • Thay đổi thói quen ăn uống: Nếu nguyên nhân của nước tiểu đỏ là do thực phẩm hoặc uống không đủ nước, bạn có thể thay đổi thói quen ăn uống bằng cách tránh tiêu thụ những thực phẩm có màu đỏ hoặc hồng đậm. Ngoài ra, bạn cần uống đủ nước lọc hàng ngày và có thể thêm các loại trà thảo dược như trà lá sen, trà bạc hà để giúp cải thiện tình trạng nước tiểu.
  • Theo dõi và quan sát: Nếu bạn đã thay đổi thói quen ăn uống và uống nhiều nước mà tình trạng nước tiểu vẫn không thay đổi, bạn cần theo dõi và quan sát cẩn thận. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc đi kèm với triệu chứng bất thường khác như đau bụng, tiểu buốt, hoặc sốt, bạn cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe.
  • Thăm khám chuyên khoa: Nếu tình trạng nước tiểu đỏ như màu nước trà không được cải thiện sau khi thay đổi thói quen ăn uống và uống nước, hoặc nếu bạn có lo ngại về nguyên nhân bệnh lý, bạn nên thăm khám cơ sở chuyên khoa. Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh lý và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về những nguyên nhân khiến nước tiểu đỏ như màu nước trà. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích để hỗ trợ bạn điều trị tình trạng này.

Xem thêm: Uống thuốc viêm đường tiết niệu đi tiểu màu xanh có hại không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm