Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân nào khiến trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu? Những điều mẹ cần lưu ý

Ngày 15/07/2023
Kích thước chữ

Trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu là vấn đề khiến cho các bà mẹ lo lắng và không biết là bệnh gì. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách xử trí tốt nhất khi bé con của bạn gặp phải tình trạng này nhé!

Vấn đề sức khỏe của trẻ em luôn là ưu tiên hàng đầu với các bậc làm cha mẹ. Vậy trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu có nguy hiểm không? Cha mẹ cần làm gì khi trẻ gặp phải tình trạng này?

Hiện tượng trẻ đi ngoài có kèm theo chất nhầy

Chất nhầy đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người. Chúng hoạt động giống như một chất bôi trơn và có tác dụng bảo vệ mô tế bào cũng như các cơ quan nội tạng. Cơ thể sẽ không thể hoạt động trơn tru được nếu không có chất nhầy. Chất nhầy có thể được tìm thấy trong các cơ quan của cơ thể nhiễm mũi, miệng, thực quản, phổi, ruột… Trong đó, lượng chất nhầy được tìm thấy nhiều nhất ở hệ tiêu hoá.

Chất nhầy tiêu hóa được sản sinh từ lớp niêm mạc lót nằm tại mặt trong của ruột. Chúng có vai trò hỗ trợ quá trình đào thải các chất cặn bã từ ruột xuống hậu môn và ra bên ngoài cơ thể.

Đối với người khỏe mạnh, lượng chất nhầy được bài tiết ra không nhiều và chỉ đủ để hỗ trợ hoạt động của niêm mạc ruột. Do đó, nếu trẻ đi ngoài có nhiều chất nhầy và màu sắc bất thường thì đây có thể là một dấu hiệu bệnh lý có liên quan đến hệ tiêu hóa. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu?

Nguyên nhân nào khiến trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu? Những điều mẹ cần lưu ý 1
Trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu có thể là một dấu hiệu bệnh lý

Nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu là gì?

Trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu là tình trạng phân có kèm theo chất dịch màu nâu và kết cấu của phân có thể lỏng hoặc loãng. Nếu tình trạng này xảy ra với tần suất nhiều lần trong và có kèm theo dấu hiệu trẻ bị đau đớn, khó chịu khi đi vệ sinh thì cha mẹ tuyệt đối không được bỏ qua. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc phải một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ đi ngoài có chất nhầy nâu, cụ thể là:

Uống sắt

Trẻ đi ngoài có chất nhầy là tình trạng có thể xảy ra sau khi bé uống sắt. Bởi khi được bổ sung sắt, cơ thể trẻ sẽ hấp thụ một phần và phần còn lại sẽ được chuyển hóa thành các sắc tố nâu hoặc đen. Chính điều này lý giải vì sao trẻ đi ngoài phân có màu nâu.

Nguyên nhân nào khiến trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu? Những điều mẹ cần lưu ý 2
Uống sắt là một nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân có chất nhầy màu nâu

Rối loạn tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ rất nhạy cảm với các loại thực phẩm mới lạ nên rất dễ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa. Khi đó, trẻ có thể có biểu hiện đi ngoài có chất nhầy màu nâu và kèm theo cơn đau bụng, chán ăn, quấy khóc… Tuy nhiên, tình trạng trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu do rối loạn tiêu hóa sẽ mau khỏi nên mẹ không cần quá lo lắng.

Bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ là một bệnh lý nhiễm trùng xảy ra trên hệ tiêu hóa, cụ thể là ở ruột già do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra. Khi mắc phải bệnh kiết lỵ, trẻ sẽ đi vệ sinh liên tục và phân ở dạng lỏng có kèm theo chất nhầy màu đỏ hoặc nâu. Bệnh kiết lỵ được chia thành 2 loại:

  • Kiết lỵ trực tràng: Ở thể này, trẻ sẽ có biểu hiện đi ngoài liên tục, phân lỏng có kèm theo chất nhầy màu nâu, sốt cao và đau rát hậu môn.
  • Kiết lỵ amip: Trẻ đi ngoài liên tục, phân có lẫn chất nhầy, đau bụng và sốt nhẹ.

Tiêu chảy cấp

Việc tiêu thụ các loại thực phẩm lạ và gây ngộ độc là điều kiện lý tưởng để tạo cơ hội cho vi khuẩn E coli xâm nhập vào cơ thể. Lúc này, trẻ sẽ có biểu hiện bị tiêu chảy, phân lỏng có kèm theo chất nhầy màu nâu. Ngoài ra, trẻ có thể bị sốt, buồn nôn, nôn và mệt mỏi.

Nguyên nhân nào khiến trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu? Những điều mẹ cần lưu ý 3
Vi khuẩn E.coli tấn công vào đường tiêu hóa khiến cho trẻ bị tiêu chảy

Bệnh về hậu môn

Một số bệnh lý có liên quan đến hậu môn như táo bón, trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn đều có đặc điểm chung là khiến hậu môn bị chảy máu và đau đớn. Điều này có thể là nguyên nhân khiến cho trẻ đi ngoài phân có lẫn chất nhầy màu nâu. Do đó, cha mẹ không nên bỏ qua nếu trẻ than vãn về tình trạng đau hậu môn. Bởi nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.

Trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu có nguy hiểm không?

Nếu tình trạng trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu mau chóng lành bệnh hoặc do ăn phải thực phẩm có màu sắc khiến phân bị ảnh hưởng thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ có thêm các biểu hiện sau đây thì cha mẹ nên sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm:

  • Trẻ bỏ bú, chán ăn, quấy khóc và bụng đau quằn quại.
  • Trẻ bởi sốt cao từ 39°C trở lên.
  • Trẻ đi ngoài liên tục, phân có nhiều chất nhầy màu nâu kèm theo mùi hôi khó chịu.
  • Trẻ đi ngoài nhiều hơn 8 lần/ngày và tình trạng này kéo dài trên 3 ngày liên tục.
  • Trẻ bị đau rát hậu môn và có biểu hiện rách hoặc nứt kẽ.
Nguyên nhân nào khiến trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu? Những điều mẹ cần lưu ý 4
Trẻ đi ngoài phân có chất nhầy kèm theo sốt cao là tình trạng khá nguy hiểm

Cách xử trí khi trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu

Khi thấy trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu với tần suất liên tục, cha mẹ cần bình tĩnh và xử trí theo hướng dẫn như sau:

Theo dõi và quan sát các biểu hiện của trẻ

Cha mẹ nên theo dõi sát sao các dấu hiệu xảy ra trên cơ thể của trẻ. Khi thấy hiện tượng đi ngoài bất thường nhanh chóng kết thúc sau 1 ngày thì không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ bị tiêu chảy liên tục và kèm theo đau bụng và sốt cao thì tuyệt đối không nên bỏ qua. Cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Những điều nên làm

Để giúp cho tình trạng đi ngoài có chất nhầy màu nâu mau chóng hồi phục, mẹ nên xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo an toàn cho sức khỏe:

  • Uống nhiều nước và điện giải: Khi trẻ bị đi ngoài liên tục hay mắc phải một bệnh lý về đường ruột nào đó, cơ thể trẻ sẽ có nguy cơ bị mất nước rất cao. Từ đó, khiến trẻ bị mệt mỏi, khó chịu, uể oải… Vì thế, mẹ cần đáp ứng đủ nhu cầu nước cho trẻ (khoảng 2 lít/ngày). Mẹ có thể cho trẻ uống nước đun sôi để nguội, nước trái cây hoặc sữa để vừa cung cấp đủ nước và vừa bổ sung năng lượng cho cơ thể của bé.
  • Cách thức chế biến thức ăn: Khi chế biến thức ăn cho trẻ, mẹ cần đảm bảo nguyên tắc ăn chín uống sôi nhằm hạn chế vi khuẩn hoặc virus tấn công vào đường ruột, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Bổ sung chất xơ: Cơ thể của mỗi người cần được bổ sung một lượng chất xơ nhất định. Điều này không chỉ giúp nâng cao sức khỏe của hệ tiêu hóa và hỗ trợ hoạt động của đường ruột mà còn giúp cơ thể phòng ngừa tình trạng táo bón, thúc đẩy quá trình đào thải phân ra bên ngoài.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất lợi khuẩn: Sữa chua hay các loại thực phẩm lên men có tác dụng rất lớn trong việc cân bằng hệ tiêu hóa và hạn chế tình trạng đi ngoài phân lỏng có kèm theo chất nhầy.
Nguyên nhân nào khiến trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu? Những điều mẹ cần lưu ý 5
Mẹ nên cho bé bù đủ 2 lít dịch mỗi ngày khi trẻ bị tiêu chảy

Những điều nên tránh

Trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu cần phải tránh những điều sau đây:

  • Không nên nằm ngay sau khi ăn.
  • Tránh cho trẻ ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡ.
  • Tránh sử dụng các loại đồ uống có gas hoặc chứa nhiều đường hóa học.
  • Tránh tiêu thụ các loại đồ ăn đóng hộp, đồ cay nóng, chứa nhiều chất bảo quản…
  • Tránh ăn đồ sống hoặc đồ lên men như gỏi, dưa chua, cà muối…

Qua bài viết trên Nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ với bạn đọc về hiện tượng trẻ đi ngoài có chất nhầy màu nâu cũng như cách xử trí phù hợp khi trẻ gặp phải tình trạng này. Hy vọng các bậc cha mẹ đã hiểu rõ hơn về những thay đổi trên cơ thể của con trẻ và sẽ chủ động hơn trong việc chăm sóc bé yêu. 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin