Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nhận biết sớm những dấu hiệu trẻ thiếu kẽm

Ngày 28/03/2021
Kích thước chữ

Nước ta có khoảng 30-40% trẻ thiếu kẽm, với nhiều những hệ quả vô cùng nghiêm trọng cho thể chất và tinh thần. Vì thế mẹ cần nhận biết sớm những dấu hiệu trẻ thiếu kẽm dưới đây để có biện pháp phòng chống và chữa trị kịp thời.

Kẽm là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể trẻ, vì thế nếu trẻ có những biểu hiện thiếu kẽm dưới đây mẹ nên đưa con đi khám dinh dưỡng để được tư vấn và điều trị thích hợp.

Tình trạng trẻ thiếu kẽm hiện nay

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia thống kê, cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi có đến 7 trẻ bị thiếu kẽm và 10 bà mẹ có thai sẽ có đến 8 người bị thiếu kẽm. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai ở Việt Nam là 80,3%, phụ nữ tuổi sinh đẻ 63,6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%.

Ths.BS Trần Khánh Vân - Phó Trưởng khoa Vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết tỉ lệ trẻ em ở Việt Nam thiếu kẽm khá cao là do chế độ ăn của người Việt hiện nay rất thiếu thực phẩm giàu kẽm, chất lượng mỗi bữa ăn khá thấp, khẩu phần ăn không phong phú. 

Ngoài ra, các bé thường hay biếng ăn, lười ăn nên khó tránh khỏi tình trạnh trẻ thiếu kẽm

Dấu hiệu khi trẻ thiếu kẽm

Ngủ không ngon giấc

Nhận biết sớm những dấu hiệu trẻ thiếu kẽm 1

Trẻ em thiếu kẽm thường ngủ không ngon giấc và quấy khóc thường xuyên

Kẽm là khoáng chất rất quan trọng đối với sức khỏe não bộ, đóng vai trò như những chất dẫn truyền thần kinh trong bộ não của bạn hoạt động tốt hơn. Vì thế thiếu kẽm trong thời gian dài sẽ gây nên những rối loạn thần kinh ở trẻ như ngủ không ngon giấc, ngủ hay giật mình, hay quấy khóc vào ban đêm và ngủ không yên giấc vào ban ngày.

Hay cáu giận, tinh thần uể oải

Trẻ em được bổ sung đầy đủ kẽm sẽ giúp cho trẻ có khả năng tư duy, trí nhớ tốt là nhờ kẽm duy trì phát triển trí não, trí lực, trí nhớ. Tuy nhiên nếu trẻ thiếu kẽm, hoạt động thần kinh sẽ bị ảnh hưởng là tăng tình trạng lo âu căng thẳng, stress khiến con hay nổi cáu, dễ khóc nhè không dỗ được khi gặp những chuyện không vừa ý.

Tình trạng trẻ thiếu kẽm nếu kéo dài mà mẹ không nhận biết sớm có thể gây nên những những rối loạn về não bộ từ nhẹ đến nặng. Ban đầu là những rối loạn nhẹ về thần kinh, sau đó sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn, gây chứng khó đọc và các vấn đề khác về phát triển tâm thần như trầm cảm, động kinh, tâm thần phân liệt.

Khi trẻ lớn lên, việc thiếu kẽm khiến khả năng nhận thức của trẻ cũng kém đi, ảnh hưởng đến hành vi cảm xúc, dễ sa đà vào việc nghiện rượu, xuất hiện các hành vi phạm pháp và tội phạm.

Trẻ ăn không ngon miệng, vị giác bị biến đổi

Nhận biết sớm những dấu hiệu trẻ thiếu kẽm 2

Thiếu kẽm khiến trẻ ăn không ngon miệng, vị giác bị biến đổi

Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì tuyến tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời kích thích vị giác giúp con ăn ngon miệng hơn. Khi trẻ thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác khiến trẻ không có cảm giác ăn không ngon miệng, từ đó biếng ăn và hay quấy khóc khi ăn.

Rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy kéo dài

Dù chỉ chiếm một lượng nhỏ trong cơ thể những kẽm lại có vai trò lớn trong việc sinh ra các enzyme tiêu hóa, giúp các chất dinh dưỡng được tiêu hóa một cách hiệu quả hơn. Vì thế nếu mẹ thấy con ăn không ngon, ăn vào bị trướng bụng, tiêu chảy kéo dài thì nên nghỉ ngay đến trường hợp trẻ thiếu kẽm. Nguyên nhân có thể là do hệ tiêu hóa thiếu kẽm là cho việc đổi mới các mô ruột và sản sinh mật trong đường ruột bị gián đoạn ảnh hưởng đến việc tiêu hóa các chất.

Rụng tóc

Dấu hiệu cảnh báo thiếu kẽm của cơ thể là xuất hiện tình trạng rụng tóc, tóc rụng hình vành khăn, vì việc thiếu hụt kẽm trong cơ thể sẽ khiến tóc mỏng dần và dẫn đến gãy rụng. 

Xương chậm phát triển

Sự ổn định lượng kẽm trong cơ thể giúp cân bằng các chức năng trong cơ thể như tổng hợp, bài tiết cũng như hoạt hóa hormon tăng trưởng GH và IGF 1, giúp hệ xương - cơ phát triển khỏe mạnh. Vì thế khi mẹ thấy con chậm biết đi, chậm mọc răng, cơ thể còi cọc do có thể là việc thiếu hụt kẽm là ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ xương. Về lâu dài sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ, khi con còi cọc, chiều cao không phát triển dẫn đến trẻ thấp còi hơn so với những bạn cùng trang lứa.

Thương tổn vùng da và mắt

Cùng với các loại vitamin, kẽm rất quan trọng cho thị lực tốt, biểu hiện ở việc chúng ta có thể thấy phần lớn lượng kẽm trong cơ thể tập trung trong các mô mắt, đặc biệt là võng mạc. Bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp mắt trẻ khỏe mạnh, phòng chống các bệnh thoái hóa điểm vàng. Khi thiếu kẽm, chúng ta sẽ thấy vùng da ở mắt khô hơn, mắt trẻ mờ và cay mắt, khô mắt rất khó chịu, thị lực ban đêm kém đi trông thấy.

Cảm cúm và cảm lạnh thường xuyên

Nhận biết sớm những dấu hiệu trẻ thiếu kẽm 3

Thiếu kẽm khiến trẻ ăn không ngon miệng, vị giác bị biến đổi

Đây là biểu hiện của nhiều bệnh nhưng trẻ thiếu kẽm cũng là một nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên bị cảm cúm và cảm lạnh thường xuyên. Bạn biết không, khi cơ thể đủ kẽm sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, vì kẽm có khả năng kháng virus và các đặc tính thúc đẩy miễn dịch, khiến cơ thể trẻ mạnh mẽ hơn khi chống chọi lại những bệnh theo mùa.

Da thô ráp, móng tay chân mỏng, có các bợn trắng nhỏ trên móng tay/chân

Các nghiên cứu cho thấy rằng, kẽm có vai trò điều hòa quá trình chuyển hóa acid nucleic, ảnh hưởng đến sinh trưởng của các tế bào da. Khi trẻ thiếu kẽm, da mất tính linh hoạt và độ đàn hồi và dễ xuất hiện các vết rạn da, da thô ráp, móng tay chân mỏng, có các bợn trắng nhỏ trên móng tay/chân.

Hậu quả khi bị thiếu kẽm cũng khiến tình trạng viêm da, bệnh vảy nến, mụn trên da mặt diễn biến nhanh và nặng hơn so với những trẻ em thông thường.

Chậm lành vết thương

Kẽm trong cơ thể giúp kích hoạt tế bào T để tạo ra một khoáng chất quan trọng dùng để rút ngắn thời gian phục hồi chấn thương và bệnh tật. Vì thế khi mẹ thấy con chậm lành những vết thương, dễ bị gãy xương khi gặp chấn thương thì hãy đến bác sĩ để được thăm khám về việc thiếu hụt kẽm.

Bổ sung kẽm cho bé thiếu kẽm như thế nào là hợp lý?

Tùy vào từng giai đoạn phát triển mà liều lượng bổ sung kẽm cho trẻ sẽ khác nhau.

  • Bổ sung kẽm cho trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: 5mg kẽm nguyên tố/ngày.
  • Trẻ từ 4-13 tuổi: 10mg kẽm nguyên tố/ngày.
  • Người lớn: 15mg kẽm nguyên tố/ngày.
  • Phụ nữ có thai: 15 - 25mg kẽm nguyên tố/ngày.

Ngoài ra, đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì nguồn kẽm duy nhất là từ sữa mẹ. Do đó, người mẹ cần thường xuyên duy trì lượng kẽm trong sữa và thường xuyên bổ sung kẽm trong chế độ ăn, tránh trường hợp trẻ sơ sinh thiếu kẽm

Còn đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, bố mẹ có thể tăng cường cho bé ăn các thực phẩm giàu kẽm như: tôm, lươn, hải sản, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, các loại hạt...  Bậc phụ huynh nên bổ sung kẽm cùng với vitamin A, B6, C và photpho cho bé vì chúng làm tăng sự hấp thu kẽm.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin