Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Nhảy dây bị đau bụng dưới có nguy hiểm không? Cách giảm đau bụng khi nhảy dây

Ngày 01/11/2022
Kích thước chữ

Nhảy dây bị đau bụng dưới là hiện tượng khá quen thuộc với mỗi chúng ta trong quá trình tập luyện bài tập này. Tuy nhiên, nhảy dây cũng có thể giúp giảm cân hiệu quả và mang đến thân hình thon gọn. Bạn đừng quá lo ngại vì đây là biểu hiện bình thường với người mới bắt đầu.

Tình trạng đau bụng dưới khi nhảy dây diễn ra khá phổ biến, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều người mới bắt đầu nhảy dây đều gặp hiện tượng đau bụng dưới nhưng không biết lý do tại sao. Bài viết hôm nay Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân nhảy dây bị đau bụng dưới và phương pháp khắc phục hiệu quả. 

Nhảy dây bị đau bụng dưới có đáng lo ngại không?

Nhiều người cho biết trong quá trình tập luyện thường cảm thấy bụng dưới đau nhức, cơn đau này khá nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của nguyên luyện tập. 

Thực tế, các chuyên gia cho rằng, nhảy dây bị đau bụng dưới là hiện tượng khá bình thường và không nguy hiểm nhưng nhiều người lầm tưởng. Đây là chấn thương nhẹ khi người tập nhảy dây không có nhiều kinh nghiệm, chưa nhảy đúng kỹ thuật. Những cơn đau này có thể rời đi nhanh và nếu bạn tìm ra nguyên nhân thì có thể không còn đau đớn nữa.

Hiện tượng nhảy dây bị đau bụng dưới khá phổ biến

Hiện tượng nhảy dây bị đau bụng dưới khá phổ biến

Nguyên nhân bị đau bụng dưới khi tập nhảy dây

Khi bạn bị đau bụng kèm với việc tập thể dục, điều này không có nghĩa bạn bị tổn thương phần bụng. Nhưng đau bụng xuất hiện đột ngột khi tập thể dục là dấu hiệu của một dạng chấn thương, lúc này bạn nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng đang gặp. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Vì thở không đúng cách

Nhảy dây là bài tập cần nhịp độ nhanh nên việc xác định thời điểm hít thở trở nên khó khăn hơn nhiều. Khi nhảy dây, nhiều người kết thúc bằng các nhịp thở ngắn, nông và nhanh. Điều này không chỉ khiến bạn bị đầy hơi mà còn căng thẳng cho phổi và cơ hoành. Sự tích tụ áp lực này khiến bạn bị đau ở ngực và bụng.

Hít thở không đúng cách có thể dẫn đến đau bụng dưới khi nhảy dây

Hít thở không đúng cách có thể dẫn đến đau bụng dưới khi nhảy dây

Do bạn mới vận động

Nếu trước đó bạn chưa từng nhảy dây bao giờ hoặc bạn chỉ bắt đầu sau một thời gian không tập thì sẽ rất đau ở vùng bụng. Điều này chứng tỏ cơ bụng của bạn đang có sự hoạt động. Các cơ cốt lõi chuyển sang chế độ bảo vệ để hỗ trợ cho cột sống.

Do bạn chưa khởi động khi nhảy dây

Không khởi động trước khi nhảy dây có thể khiến cơ thể chưa đủ thời gian để thích ứng. Điều này không chỉ là nguyên nhân khiến nhảy dây bị đau bụng dưới mà còn dẫn đến nhiều nguy cơ chấn thương khác.

Tập luyện quá sức có thể gây đau bụng

Nhảy dây với cường độ cao khiến cơ thể chưa làm quen kịp sẽ tạo áp lực lên cơ bụng. Nhảy dây với tốc độ cao trong thời gian dài dẫn đến nhịp thở tăng cao. Vì thế cơ hoành bị co thắt đột ngột, bạn sẽ có cảm giác như bị đau thắt vùng bụng.

Hướng dẫn cách giảm đau bụng dưới khi nhảy dây

Nhìn chung, có nhiều lý do khiến cho người tập nhảy dây bị đau bụng dưới. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

Giữ nhịp thở ổn định

Tập luyện nhảy dây hoặc bất kỳ môn vận động thể chất nào chăng nữa, bạn cũng cần giữ cho nhịp thở ở mức ổn định, hỗ trợ kiểm soát thể lực tốt và hạn chế tình trạng đau mỏi cơ thể ở các vùng khác nhau.

Giữ nhịp thở ổn định khi nhảy dây có thể giảm đau bụng dưới

Giữ nhịp thở ổn định khi nhảy dây có thể giảm đau bụng dưới

Một khi điều hòa tốt nhịp độ thở, học được cách thở đều và sâu, lượng oxy và máu sẽ đi đến cơ bắp một cách ổn định hơn, giảm axit lactic sinh ra và đào thải độc tố khỏi các cơ bắp nhanh chóng. 

Nhảy dây đúng tư thế

Thực hiện việc nhảy dây đúng tư thế có thể tạo ra những chuyển động nhịp nhàng cho toàn bộ cơ thể của bạn, giải tỏa áp lực bị dồn nén ra khỏi bụng dưới một cách hiệu quả. Trọng lượng cơ thể và lực phản chấn khi nhảy dây được dàn trải đều lên các vùng thực hiện như lòng bàn chân, đầu gối, cổ chân, bụng dưới và mông,...

Nhờ đó, tình trạng đau bụng cũng ngưng tiếp diễn vì không phải chịu nhiều áp lực như trước. Nhảy dây đúng tư thế còn hỗ trợ tăng hiệu suất luyện tập và giảm các nguy cơ bị chấn thương. Vì thế đây là biện pháp bạn nên ghi nhớ và áp dụng từ lúc mới tập.

Kết hợp với bài chạy bộ hoặc massage

Bạn có thể thử kết hợp bài tập thể lực khác nhau như chạy bộ với nhảy dây cùng lúc để tăng thể lực, xây dựng cơ bắp chắc khỏe. Tạo điều kiện cho cơ thể thích nghi với sự vận động, nhờ đó những cơn đau không còn diễn ra. Đây là biện pháp được nhiều người áp dụng để đẩy lùi cơn đau và giảm nhức mỏi ở bụng dưới.

Nhảy dây kết hợp với chạy bộ khởi động

Nhảy dây kết hợp với chạy bộ khởi động

Một số bí quyết tập nhảy dây đúng kỹ thuật để không bị đau bụng dưới

Một trong những yếu tố khiến bạn bị đau nhức khi nhảy dây có thể là do bạn chưa thực hiện đúng kỹ thuật. Dưới đây là một số lưu ý mà các huấn luyện viên thể dục chia sẻ để bạn có thể tập luyện đúng cách và đạt được hiệu quả như mong muốn.

Chọn dây nhảy phù hợp: Hãy chọn cho mình một sợi dây phù hợp với chiều cao của bạn, cán tay cầm cần vừa vặn và trọng lượng vừa đủ để nhịp nhảy trơn tru.

Ăn nhẹ trước lúc nhảy: Theo các chuyên gia thể hình, bạn nên có một bữa ăn nhẹ trước khi tập 30 - 60 phút. Bữa ăn cung cấp năng lượng để cơ thể bạn mạnh mẽ thực hiện bài tập.

Khởi động trước khi tập: Dành ra 5 - 10 phút để thực hiện bài tập khởi động: Xoay cổ tay, cổ chân, đầu gối, vai và chạy bộ tại chỗ,... giúp bạn hạn chế đau bụng và nâng cao hiệu quả khi tập luyện.

Lịch tập nhảy dây hợp lý: Bạn nên chia lịch tập 3 - 4 buổi mỗi tuần và mỗi buổi chỉ nên kéo dài trong 30 phút. Để đạt được kết quả tốt nhất bạn có thể chọn buổi sáng hoặc chiều tối để thực hiện bài tập.

Kế hoạch tập luyện khoa học sẽ mang đến hiệu quả cao hơn

Kế hoạch tập luyện khoa học sẽ mang đến hiệu quả cao hơn

Cường độ tập luyện hợp lý: Khi mới bắt đầu bài tập, bạn nên nhảy chậm để có thể thành thực kỹ thuật cơ bản và với tốc độ 50 - 60 vòng mỗi phút. Sau khi tập luyện quen dần, bạn có thể tăng tốc lên 100 - 120 vòng mỗi phút để tăng hiệu quả nhảy dây. 

Chế độ ăn uống khoa học: Đây là điều tối quan trọng để bạn không gặp tình trạng nhảy dây bị đau bụng dưới. Bạn cần bổ sung nhiều loại rau củ quả, hấp thu thực phẩm giàu đạm, dùng chất béo tốt (dầu oliu, dầu óc chó,...) hạn chế thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và các loại nước có ga, nước ngọt.

Trên đây là những giải đáp cho nguyên nhân nhảy dây bị đau bụng dưới và phương pháp khắc phục hiệu quả. Bạn cần xác định rõ nguyên nhân và áp dụng biện pháp chúng tôi đã đề xuất trên đây nhé. Chúc bạn tập luyện thành công và duy trì được hiệu suất tập luyện.

Cẩm Thơ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin