Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nhảy dây có phải là Cardio không? Nhảy dây có tác dụng gì?

Ngày 10/01/2023
Kích thước chữ

Nhảy dây là một hoạt động quen thuộc, không chỉ mang lại niềm vui, mà còn có tác dụng giảm cân rất tốt. Vậy nhảy dây có phải là Cardio không?

Đối với phái đẹp, vóc dáng thon gọn, săn chắc luôn là niềm mơ ước của tất cả chị em. Nếu vậy, còn chần chừ gì mà không nhảy dây. Nhảy dây cũng là hoạt động có khả năng đốt cháy mỡ thừa, đốt cháy calo, nhưng nhiều chị em vẫn còn thắc mắc liệu đây có phải là bài tập Cardio không. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về phương pháp tập thể dục lành mạnh này qua bài viết dưới đây nhé! 

Nhảy dây có phải là Cardio không?

Theo các chuyên gia, nhảy dây cũng chính là một bài tập Cardio mà các bạn có thể thực hiện hàng ngày. Tương tự như phương pháp Cardio, nhảy dây tạo ra những tác động tích cực đối với hệ tim mạch, góp phần ổn định nhịp tim, là cách ổn định huyết áp và tăng cường lượng máu lưu thông đến các khối cơ bắp. 

Khi nhảy dây, người tập phải vận động tối đa các cơ quan trên cơ thể. Tuy nhiên, lượng calo đốt cháy là không nhiều nên bộ môn này được xếp vào nhóm LISS Cardio, tức là những bài tập Cardio cường độ thấp. Chỉ sau một thời gian tập luyện, bạn sẽ thấy cơ vai, cơ cánh tay, cơ đùi, cơ bụng và cơ mông săn chắc hơn rõ rệt. 

Nhảy dây có phải là Cardio không? Nhảy dây có tác dụng gì? 1 Nhảy dây có phải là Cardio không? Nhảy dây được xếp vào nhóm LISS Cardio. 

Lợi ích tuyệt vời của nhảy dây - bài tập Cardio đơn giản

Không ai có thể phủ nhận được những tác dụng tuyệt vời của bài tập nhảy dây. Nhảy dây tăng cường cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Trong nghiên cứu mới đây của 2 trường đại học tại Mỹ đã khẳng định về một số tác dụng của nhảy dây, đó là: 

Tăng cường khả năng phối hợp của cơ thể 

Muốn nhảy dây liên tục, bạn cần phải phối hợp hài hòa để giữ cơ thể được cân bằng. Theo đó, nhiều huấn luyện viên môn bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ,... thường xuyên cho học viên tập luyện nhảy dây để cải thiện khả năng phối hợp của mắt, tay và chân. Như vậy, khi quen dần với việc nhảy dây, bạn sẽ thấy cơ thể nhẹ nhàng, linh hoạt hơn, ít bị vướng vào dây nhảy trong quá trình tập luyện. 

Giảm thiểu chấn thương 

Trong nhiều môn thể thao, nhảy dây còn được coi là một bài Cardio nhẹ nhàng có tác dụng khởi động nhằm mục đích hạn chế các chấn thương ở cổ chân và mắt cá chân. Lúc này, các khớp chân sẽ được vận động liên tục sẽ quen dần với cường độ của các bài tập nặng hơn. 

Nhảy dây có phải là Cardio không? Nhảy dây có tác dụng gì? 2 Bạn sẽ hạn chế được chấn thương khi nhảy dây thường xuyên 

Hỗ trợ giảm cân 

Với một người trưởng thành, nhảy dây liên tục trong 1 phút có thể đốt cháy được 10 calo. Như vậy, nếu muốn duy trì cân nặng lý tưởng mà không cần phải tập luyện các bài tập phức tạp, bạn nên duy trì thói quen nhảy dây 30 phút mỗi ngày. Hơn nữa, để duy trì trạng thái vận động bình thường, cơ thể sẽ rút bớt lượng mỡ dưới da và trong các nhóm cơ. Như vậy, trong quá trình tập luyện, bạn sẽ đốt cháy được cả calo và mỡ thừa. 

Làm tăng mật độ xương

Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng nhảy dây thực sự có thể làm tăng mức độ xương trong các khớp. Việc bật nhảy liên tục sẽ giúp bạn hạn chế được các vấn đề về xương khớp như: Loãng xương, thoái hóa cột sống,... 

Với những người đã bước vào độ tuổi trung niên, bác sĩ khuyên bạn nên nhảy dây ít nhất 20 - 30 lần/ngày. 

Tăng cường sức khỏe tim mạch 

Cũng giống như các bài tập Cardio khác, khi cơ thể được vận động, phổi sẽ nở ra nhiều hơn, tim cũng đập mạnh và nhanh hơn. Lượng oxy di chuyển vào cơ thể và lượng máu đi đến các cơ quan sẽ nhiều hơn, giúp hạn chế được tình trạng tắc nghẽn mạch máu. Điều này lại càng quan trọng hơn với những người mắc chứng thừa cân, béo phì, hoặc những người mắc các bệnh mãn tính như: Huyết áp cao, đột quỵ, suy tim,... 

Nhảy dây có phải là Cardio không? Nhảy dây có tác dụng gì? 3 Bài tập nhảy dây mang lại 1 trái tim khỏe mạnh

Nhảy dây như thế nào cho đúng? 

Ngày nay, có rất nhiều các bài tập biến tấu từ cách nhảy dây thông thường. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 3 cách nhảy dây đơn giản, thông dụng nhất mà người mới cũng có thể dễ dàng tập luyện: 

Nhảy dây truyền thống 

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Hai tay cầm dây để ngang hông, khuỷu tay hơi cong lên, ngực hơi ưỡn lên và giữ thẳng lưng. 
  • Bước 2: Bạn nhún nhẹ rồi bật nhảy, kết hợp với đưa dây từ đằng sau ra đằng trước và vòng qua chân. 
  • Bước 3: Bạn thực hiện liên tục từ 20 - 30 lần, chú ý lực cổ tay sao cho kết hợp hài hòa với cơ thể và không nhảy quá cao. 

Nhảy dây sang hai bên

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Bạn chuẩn bị tương tự như bài nhảy dây truyền thống. 
  • Bước 2: Nhảy nhẹ nhàng, phối hợp với động tác bật nhảy lần lượt sang hai bên. 
  • Bước 3: Bạn thực hiện động tác này liên tục trong vòng 1 phút. 

Nhảy dây xen kẽ chân 

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Bạn đặt hai tay cầm dây ngang hông rồi co cao 1 chân. 
  • Bước 2: Khác với cách nhảy thông thường, để nhảy xen kẽ chân, bạn lưu ý mỗi lượt chỉ đặt 1 chân xuống đất. 
  • Bước 3: Bạn cố gắng duy trì tốc độ sao cho thật nhịp nhàng, hai chân phối hợp liên tục với nhau gần giống với động tác đi bộ nhanh. 
  • Bước 4: Thực hiện bài tập trong 1 phút. 
Nhảy dây có phải là Cardio không? Nhảy dây có tác dụng gì? 4 Nhảy dây xen kẽ chân rất dễ thực hiện 

Tóm lại, nhảy dây có phải là Cardio không? Nhảy dây chính xác là 1 bài tập Cardio thú vị, vừa có tác dụng cải thiện chỉ số cơ thể, vừa mang lại cảm xúc tích cực cho người tập mà bạn không thể bỏ qua! 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Hellobacsi

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin