Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nhiễm độc giáp: Triệu chứng và phương pháp điều trị

Ngày 14/03/2023
Kích thước chữ

Tuyến giáp là một trong những cơ quan cực kỳ quan trọng đối với cơ thể. Bệnh nhiễm độc giáp là căn bệnh thường gặp, có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe người bệnh.

Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hormone cơ thể người. Chức năng này của tuyến giáp có thể bị giảm sút rất nhiều nếu mắc bệnh nhiễm độc giáp. Vậy làm cách nào để nhận biết tình trạng bệnh? Mời bạn cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết sau.

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm độc giáp

Tình trạng nhiễm độc giáp là khi tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone so với nhu cầu bình thường của cơ thể, dẫn đến dư thừa hormone. Ngoài nguyên nhân là thì còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến bệnh nhiễm độc giáp. Cường giáp là một dạng nhiễm độc giáp nhưng về bản chất, nhiễm độc giáp và cường giáp vẫn có những khác biệt nhất định. Đây cũng là lý do nhiều bệnh nhân nhầm lẫn 2 bệnh lý này.

Nhiễm độc giáp Triệu chứng và phương pháp điều trị 1

Nhiễm độc giáp là bệnh lý dễ nhầm lẫn với bệnh cường giáp

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của mỗi người mà bệnh nhiễm độc giáp có những triệu chứng khác nhau, phổ biến nhất là:

  • Bệnh nhân mắc chứng nhiễm độc giáp luôn có cảm giác bồn chồn, kích thích.
  • Cảm giác cơ thể nóng bức và khó chịu, đổ nhiều mồ hôi.
  • Sức khỏe suy yếu, mệt mỏi, thường xuyên xuất hiện cơn đau chuột rút bắp chân.
  • Cơ thể tăng hoặc giảm cân nhanh chóng, thông thường, triệu chứng sụt cân sẽ phổ biến hơn.
  • Cảm giác sôi bụng là một trong những dấu hiệu nhận biết nhiễm độc giáp.
  • Đánh trống ngực hoặc ngực có cơn đau co thắt bất thường.
  • Có thể xuất hiện một số bệnh lý về mắt như viêm kết mạc, phù kết mạc hoặc lồi mắt mức độ nhẹ.
  • Phụ nữ bị nhiễm độc giáp thường có biểu hiện là kinh nguyệt không đều.
  • Chứng nhiễm độc giáp mạn tính còn có thể khiến bệnh nhân tăng nguy cơ loãng xương.
  • Ngón tay người bệnh có biểu hiện sưng, phù.

Bên cạnh những triệu chứng nêu trên, bệnh nhiễm độc giáp còn có thể xuất hiện tình trạng run đầu ngón tay, chân, nhìn chằm chằm, rung màng nhĩ,… Nếu nhận thấy một trong những biểu hiện bất thường trên, bạn cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Phương pháp chẩn đoán bệnh nhiễm độc giáp

Sau khi nhận biết bước đầu thông qua những triệu chứng nhiễm độc giáp, các phương pháp chẩn đoán chính xác bệnh cũng rất quan trọng. Để kiểm tra tình trạng sức khỏe bệnh nhân, xác định bệnh nhân có bị nhiễm độc giáp hay không, bác sĩ sẽ áp dụng một trong những phương pháp chẩn đoán dưới đây.

Chẩn đoán qua hình ảnh: Với phương pháp chẩn đoán này, bệnh nhân sẽ được thực hiện 1 hoặc cả 2 các chẩn đoán hình ảnh là chụp MRI và chụp CT kết hợp với siêu âm. Đây được nhận định là cách chẩn đoán nhiễm độc giáp phổ biến nhất, đem lại kết quả tương đối chính xác, hỗ trợ bác sĩ trong quá trình kiểm tra, điều trị bệnh lý.

Chẩn đoán bằng cách xét nghiệm: Phương pháp chẩn đoán này cũng tương đối phổ biến, được đánh giá là tối ưu nhất cho người bệnh nhiễm độc giáp đến thời điểm hiện tại. Xét nghiệm tiên tiến, chính xác nhất hiện nay là xét nghiệm TSH với độ nhạy cảm cao, nhanh chóng thể hiện tình trạng tuyến giáp của người bệnh.

Chẩn đoán phân biệt: Ngoài 2 phương pháp chẩn đoán cực hiệu quả nêu trên, nhiễm độc giáp còn có 1 cách chẩn đoán nữa là thông qua phân biệt nhiễm độc giáp với các bệnh lý khác. Cụ thể như qua thực trạng Thyroxin trong huyết thanh hay loạn thần tuyến giáp.

Nhiễm độc giáp Triệu chứng và phương pháp điều trị 2

Xét nghiệm TSH là phương pháp chẩn đoán nhiễm độc giáp thường gặp

Bị nhiễm độc giáp có biến chứng không?

Nhiều bệnh nhân mắc chứng nhiễm độc giáp lo lắng không biết bệnh lý này có để lại biến chứng nào trên cơ thể hay không. Trả lời về thắc mắc này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh nhiễm độc giáp là bệnh lý có mức độ nguy hiểm khá cao, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Theo ghi nhận, nhiễm độc giáp có biến chứng thường gặp nhất là rung nhĩ kèm theo khó, mất kiểm soát phản ứng thất trái. Bên cạnh đó còn có một số biến chứng khác như:

  • Loãng xương.
  • Nhiễm độc canxi thận.
  • Tăng kali máu.
  • Người mắc bệnh nhiễm độc giáp là nam giới có nguy cơ bị liệt dương, giảm ham muốn tình dục hoặc số lượng, chất lượng tinh trùng giảm, ảnh hưởng đến việc sinh sản.

Để tăng hiệu quả điều trị bệnh, giảm nguy cơ biến chứng nặng thì khi nhận thấy cơ thể bất thường, có dấu hiệu nhiễm độc giáp, người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe thường xuyên để được chẩn đoán, điều trị đúng phương pháp.

Bệnh nhiễm độc giáp có chữa được không? 

Các bác sĩ cho biết, bệnh nhiễm độc giáp có thể điều trị và kiểm soát được nhưng hiệu quả còn tùy thuộc vào phương pháp, thời gian, cơ địa mỗi người và mức độ bệnh. Trường hợp nhiễm độc giáp cận lâm sàng và trên lâm sàng, có chỉ số TSH thấp và T4 tự do ở mức bình thường thì chưa cần can thiệp điều trị. Theo lý giải từ chuyên gia thì tình trạng bệnh này chưa xuất hiện dấu hiệu tăng mất xương nên chưa cần can thiệp.

Nhiễm độc giáp Triệu chứng và phương pháp điều trị 3

Phương pháp điều trị nhiễm độc giáp tùy vào tình trạng bệnh và sức khỏe bệnh nhân

Dựa trên nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bệnh như bệnh cảnh lâm sàng, tuổi tác bệnh nhân, mức độ bệnh để lựa chọn phương án điều trị thích hợp, đem lại hiệu quả cao nhất:

  • Iod phóng xạ 131l.
  • Sử dụng Propranolol.
  • Sử dụng chất cản quang có chứa Iod để điều trị nhiễm độc giáp.
  • Dùng một số loại thuốc điều trị có chứa thiourea.
  • Phẫu thuật tuyến giáp.

Trong những phương pháp điều trị nhiễm độc giáp nêu trên, phương pháp phóng xạ được sử dụng rộng rãi nhất. Thông thường, bác sĩ chỉ định chữa trị nhiễm độc giáp bằng cách phẫu thuật đối với phụ nữ mang thai, không dùng được phóng xạ hoặc thuốc uống.

Mặc dù có được sử dụng trong một số trường hợp nhưng phương pháp phẫu thuật cũng có thể gây ra nhiều nguy cơ biến chứng như liệt dây thanh âm do tổn thương thần kinh thanh quản trong quá trình thực hiện phẫu thuật. Cũng vì vậy mà bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật bệnh nhiễm độc giáp cần nằm viện ít nhất một đêm trước khi thực hiện để theo dõi tình trạng sức khỏe và được bác sĩ hỗ trợ nhanh nhất.

Như vậy, bệnh nhiễm độc giáp có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Nhìn chung, đây là bệnh lý tương đối nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nên ngay khi có triệu chứng, dù là nhỏ nhất, bạn vẫn cần đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện và điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất. 

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.