Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Nhịp tim nhanh là bao nhiêu và có nguy hiểm không?

Ngày 21/04/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nhịp tim của mỗi người đều không giống nhau. Tim đập nhanh có thể là hiện tượng bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng nguy hiểm nào đó mà trái tim bạn đang mắc phải. Vậy tim đập trên bao nhiêu nhịp mỗi phút là nhanh và trường hợp nào thì nhịp tim nhanh gây ảnh hưởng đến sức khỏe?

Có đôi lúc trong cuộc sống hằng ngày bạn cảm nhận được tim đang đập nhanh, dồn dập. Khác với nhịp tim đập nhanh khi bạn đối diện với nửa kia hay xem bộ phim có yếu tố kinh dị, hồi hộp thì nhịp tim đập nhanh liên tục trong thời gian dài là dấu hiệu tiềm ẩn của một số căn bệnh nguy hiểm. Vậy “Nhịp tim nhanh là bao nhiêu?” cũng như các tác hại của hiện tượng này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nhịp tim nhanh là bao nhiêu?

Người trưởng thành khỏe mạnh bình thường có nhịp tim đập nằm trong khoảng 60-100 nhịp/ phút. Tim đập trên 100 nhịp/ phút được coi là nhịp tim nhanh. Nếu bạn thường xuyên có nhịp tim cao hơn 100 nhịp/ phút thì đây có thể dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe bất ổn của trái tim.

Nhịp tim nhanh hay đánh trống ngực là khi tim đập mạnh, thình thịch, rung hoặc có nhịp bất thường trong vài giây hay vài phút, có đôi khi bạn sẽ cảm nhận được nhịp tim đập ở vùng cổ họng. Nhịp tim nhanh có thể xảy ra bất kể bạn đang hoạt động hay nghỉ ngơi, đứng, ngồi hay nằm. Trong một số trường hợp nặng, người bệnh có xuất hiện các triệu chứng đi kèm với nhịp tim nhanh như khó thở, đau ngực, chóng mặt, nhất xỉu,...

Tim đập nhanh không đồng nghĩa với việc lượng máu đi khỏi tim nhiều hơn mà chứng tỏ thời gian co bóp của tim quá ngắn, máu bị ứ lại tim và làm giảm lượng máu đi nuôi cơ thể. Hiện tượng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như suy tim, trụy tim, huyết khối, đột quỵ,... nên bạn cần tới trung tâm y tế để được khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Nhịp tim nhanh là bao nhiêu và có nguy hiểm không? 1

Tim đập trên 100 nhịp/ phút được coi là nhịp tim nhanh

Nguyên nhân nhịp tim nhanh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tim đập nhanh, thông thường hiện tượng này có liên quan đến tim như người đã từng mắc nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vàng, suy tim, gặp các vấn đề về van tim, cơ tim,... Ngoài ra, nhịp tim tăng nhanh bất thường cũng có thể là do:

  • Cảm xúc lo âu, hồi hộp, sợ hãi, căng thẳng.
  • Thực hiện các hoạt động thể chất với cường độ mạnh và liên tục.
  • Sử dụng các chất kích thích nhưu caffeine, nicotine, cocaine, rượu bia,...
  • Mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp, thiếu máu, đường huyết thấp, huyết áp thấp, sốt cao,...
  • Rối loạn nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, lúc mang thai hoặc tiền mãn kinh.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc giảm cân, thuốc làm thông mũi, hen suyễn,...
  • Nồng độ điện giải bất thường sau khi ăn quá nhiều tinh bột, chất béo, nitrat hoặc muối.

Nhịp tim nhanh là bao nhiêu và có nguy hiểm không? 2

Hoạt động thể chất với cường độ mạnh làm nhịp tim nhanh

Biến chứng của nhịp tim nhanh

Nhịp tim nhanh trong thời gian dài là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm liên quan đến tim. Ngoài ra, khi tình trạng này xảy ra ở những đối tượng có tiền sử mắc các bệnh tim mạch thì có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm sau:

  • Ngất xỉu: Tim đập với cường độ cao trong thời gian dài dễ khiến huyết áp bị tụt đột ngột và gây ngất. Hiện tượng này thường xuất hiện ở người mắc bệnh van tim, tim bẩn sinh hay cơn nhịp nhanh,...
  • Ngưng tim: Mặc dù ít xảy ra nhưng nhịp tim nhanh vẫn có thể dẫn đến trạng thái ngừng đập của tim, gây đe dọa tính mạng.
  • Suy tim: Tim đập nhanh liên tục trong thời gian dài sẽ khiến các cơ tim yếu đi và tăng nguy cơ gây suy tim.
  • Đột quỵ: Nhịp tim nhanh có thể xuất hiện kèm các cơn rung nhĩ, dễ hình thành các cục máu đông gây ách tắc mạch máu, nếu cục máu đông xuất hiện ở não sẽ có khả năng gây đột quỵ.

Nhịp tim nhanh là bao nhiêu và có nguy hiểm không? 3

Cục máu đông xuất hiện ở não có khả năng gây đột quỵ

Cách để chẩn đoán nhịp tim nhanh

Để chẩn đoán một người có thật sự bị tim đập nhanh không, bác sĩ sẽ dùng ống nghe để kiểm tra nhịp đập. Ngoài ra, để tìm hiểu nguyên nhân gây nên tình trạng này, một số các xét nghiệm khác cũng có thể được tiến hành như:

  • Điện tâm đồ (ECG): Phương pháp pháp này được các bất thường trong cấu trúc tim và nhịp đập dẫn đến nhịp tim nhanh, có thể thực hiện khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc vận động gắng sức.
  • Theo dõi tim bằng Holter: Đây là thiết bị di động đeo lên người giúp ghi lại điện tim liên tục trong 24-71 giờ, sử dụng khi ECG không phát huy hiệu quả.
  • Siêu âm tim: Siêu âm tim sẽ cho hình ảnh chi tiết về cấu trúc và chức năng tim, giúp kịp thời phát hiện các vấn đề tim mạch gây nên tình trạng tim đập nhanh.

Nhịp tim nhanh là bao nhiêu và có nguy hiểm không? 4

Siêu âm tim sẽ cho hình ảnh chi tiết về cấu trúc và chức năng tim

Các lưu ý khi gặp bác sĩ thăm khám

Khi đi khám bác sĩ, bạn nên chuẩn bị những thông tin cần thiết để bác sĩ biết được nguồn gốc gây bệnh và có hướng điều trị thích hợp.

  • Liệt kê chính xác, đầy đủ những triệu chứng tim đập nhanh mà bạn đang gặp phải (khó thở, tức ngực, huyết áp thấp,...).
  • Nắm rõ tiền sử bệnh của gia đình và bản thân cũng như các tác nhân có thể gây nên bệnh lý về tim.
  • Tên các loại thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng.

Trừ trường hợp phát hiện mắc các bệnh lý về tim thì việc điều trị tình trạng tim đập nhanh cũng không quá khó khăn. Bác sĩ thường sẽ hướng dẫn bạn cách làm giảm nhịp tim hiệu quả như thiền, yoga, tâp hít thở sâu, giảm lo âu, căng thẳng, ăn uống lành mạnh... để không ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt.

Bài viết trên đã giúp bạn tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi “Nhịp tim nhanh là bao nhiêu?” cũng như cung cấp những thông tin cần thiết về tình trạng này. Trái tim là bộ phận cơ thể vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sống của toàn cơ thể. Do vậy, nếu phát hiện những vấn đề liên quan đến tim mạch thì hãy chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế nhanh nhất có thể để bảo vệ sức khỏe của mình bạn nhé!

Hoàng Quyên

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin