Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Nhóm người lớn tuổi nào dễ trở nặng hơn khi mắc cúm?

Ngày 06/09/2024
Kích thước chữ

Khi mùa cúm đến gần, việc nhận diện những nhóm người lớn tuổi dễ trở nặng hơn khi mắc cúm là vô cùng quan trọng. Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng ở nhóm đối tượng này, từ các bệnh lý nền đến tình trạng sức khỏe tổng thể.

Câu hỏi:

Xin hỏi bác sĩ, nhóm người lớn tuổi nào dễ trở nặng hơn khi mắc cúm? Xin cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Thạc sĩ - Bác sĩ - Đặng Thanh Huy - Chuyên gia về Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Phương Nam

Theo thống kê, người từ 60 tuổi ở Việt Nam thường có trung bình ba loại bệnh nền, và số bệnh nền này tăng lên khoảng sáu ở người trên 80 tuổi. Các bệnh nền phổ biến ở người cao tuổi tại Việt Nam bao gồm bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Với các nhóm bệnh lý này, gánh nặng do cúm có thể gia tăng đáng kể, ảnh hưởng nặng nề hơn trên từng nhóm bệnh.

Bệnh cúm làm tăng nguy cơ của bệnh tim mạch lên từ 6 đến 10 lần trong vòng một tuần đầu tiên nhiễm bệnh, đồng thời làm tăng tiếp nguy cơ đột quỵ từ 3 đến 10 lần. Và đối với nhóm bệnh đái tháo đường, thì cúm làm tăng nguy cơ khó kiểm soát đường huyết, suy giảm miễn dịch. Và từ đó dẫn đến nhiễm trùng làm cho nhiễm trùng cúm trở nên trầm trọng hơn.

Đối với trường hợp tăng huyết áp, cúm nó làm sản sinh ra phản ứng viêm cho toàn bộ cơ thể, do đó đáp ứng của người điều trị tăng huyết áp trở nên kém hơn, và do đó khó quản lý bệnh từ đó làm tăng nguy cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Và một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Cụ thể, virus cúm là một loại virus truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, với các triệu chứng chính ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Đối với những người đã mắc bệnh lý đường hô hấp như COPD, virus cúm có thể làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn, dẫn đến các vấn đề hô hấp nghiêm trọng hơn. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể phải nhập viện và cần thở máy, điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình trạng hô hấp.

Đối với người mắc đái tháo đường, khi nhiễm virus cúm, cơ thể thường tiết ra cortisol để đáp ứng với tình trạng căng thẳng toàn cơ thể, làm cho việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn. Nhóm bệnh nhân đái tháo đường có tỷ lệ nhập viện cao hơn khi mắc cúm và trong quá trình điều trị, họ có nguy cơ cao mắc các vấn đề khác như nhiễm trùng bệnh viện, dẫn đến thời gian nằm viện và thời gian phục hồi kéo dài hơn, cùng với nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.

Tóm lại, cúm có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đối với người cao tuổi, đặc biệt là những người có sẵn bệnh nền. Việc nhiễm cúm không chỉ làm trầm trọng thêm các tình trạng bệnh lý hiện có mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề, tăng nguy cơ nhập viện và kéo dài thời gian phục hồi. Do đó, việc phòng ngừa cúm qua tiêm vắc xin và duy trì các biện pháp chăm sóc sức khỏe là vô cùng quan trọng đối với nhóm đối tượng này, nhằm bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm