Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mướp đắng là một loại quả tốt cho sức khỏe, có hương vị đậm đà, đăng đắng và hăng, cùng lớp da sần sùi đặc trưng khiến nhiều người không quen khi mới bắt đầu thưởng thức mướp đắng. Vậy mướp đắng có phải là thực phẩm dành cho tất cả mọi người? Những ai không nên ăn mướp đắng để tránh hại sức khỏe? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Mướp đắng (khổ qua) có tên khoa học là Momordica charantia là một loại thực phẩm nhiệt đới thuộc họ bầu bí. Mướp đắng có hình dáng sần sùi và hương vị đắng hăng đặc trưng, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, mướp đắng có nhiều dược tính và độc tính, có thể gây ảnh hưởng không tốt với sức khỏe với một số nhóm người. Vậy những ai không nên ăn mướp đắng để tránh hại sức khỏe?
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, thuộc nhóm bầu bí. Mướp đắng là loại thực phẩm chứa nhiều hoạt chất và vitamin có lợi cho sức khỏe, có mặt trong nhiều bài thuốc Đông y và Tây y. Trong họ bầu bí, mướp đắng có hàm lượng vitamin C cao nhất. Ngoài ra, hàm lượng chất glycoside cao trong mướp đắng giúp hạ đường huyết và bình ổn nội tiết tố, hỗ trợ điều trị đái tháo đường.
Trong Đông y, mướp đắng với tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát tim, bổ thận tráng dương và nhuận tràng. Đồng thời, mướp đắng có công dụng bảo vệ vững chắc thành tế bào, phòng ngừa bệnh xuất huyết, hạn chế xơ vữa động mạch, bảo vệ hệ tim mạch, nâng cao thể trạng và sức đề kháng, phòng cảm mạo.
Không phủ nhận vai trò của mướp đắng đối với sức khỏe, tuy nhiên, đây là loại quả có nhiều dược tính nên dễ xảy ra xung khắc, một số đối tượng cần tránh sử dụng.
Một trong những công dụng tuyệt vời của mướp đắng là giúp hạ huyết áp và giảm lượng đường trong máu. Với hàm lượng cao các hoạt chất như Charantin, Vivine C và Polypeptide-P, mướp đắng sẽ hỗ trợ đắc lực trong quá trình điều trị bệnh tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường.
Ngược lại, những ai không nên ăn mướp đắng? Những người có bệnh hạ áp hoặc người có tiền sử xuất hiện những cơn hạ huyết áp cần chú ý hạn chế sử dụng mướp đắng. Nếu sử dụng với số lượng lớn người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, choáng váng và đau đầu.
Nghiên cứu ghi nhận mướp đắng có thể gây tăng co thắt tử cung, tăng nguy cơ xuất huyết và hư thai hoặc sinh non cho thai phụ. Vì vậy, phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai cần tránh sử dụng loại quả này, đặc biệt là đối tượng trong giai đoạn ba tháng đầu.
Phụ nữ đang cho con bú cũng nên tránh tiêu thụ loại quả này vì có một số độc tính, dược tính trong mướp đắng có thể truyền qua sữa mẹ và ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Độc tính của mướp đắng tuy không ảnh hưởng nhiều tới thể trạng của người lớn nhưng là gây hại cho trẻ, vì vậy cần cẩn trọng khi ăn mướp đắng.
Qua các nghiên cứu thực nghiệm trên lâm sàng cho thấy mướp đắng có thể gây độc cho gan của động vật. Cụ thể, men gan của động vật sẽ tăng cao sau khi uống tinh chất mướp đắng cô đặc. Ngoài ra, phân tích giải phẫu bệnh mô động vật cho thấy mướp đắng gây thay đổi tính chất và hình dáng của tế bào gan.
Ngoài ra, mướp đắng trồng trên đất bị nhiễm kim loại sẽ bị tích tụ và gây độc cho cơ thể. Đồng thời, ở người bị bệnh thận có chức năng thận giảm sẽ khó đào thải kim loại nặng và độc tố ra khỏi cơ thể. Vì vậy, người bị bệnh về gan, thận cần tránh ăn mướp đắng vì độc tính và kim loại trong mướp đắng có thể ảnh hưởng trực tiếp lên hoạt động của gan và thận.
Người vừa tham gia phẫu thuật thường có huyết áp và đường huyết chưa ổn định, cần hồi phục. Mướp đắng với tính chất làm hạ đường huyết và hạ huyết áp sẽ góp phần làm mất ổn định cân bằng trong cơ thể người bệnh. Đồng thời, mướp đắng còn cản trở quá trình tự điều hòa và kiểm soát đường huyết trong cơ thể bệnh nhân hậu phẫu.
Vì vậy, nên ngừng ăn mướp hai tuần trước và sau khi phẫu thuật. Tránh gặp phải các triệu chứng như đau đầu, choáng váng, mệt mỏi…
Bệnh thiếu men (enzyme) G6PD là bệnh di truyền phổ biến. Người mắc bệnh này trong cơ thể sẽ không sản xuất đủ men G6PD khiến màng hồng cầu kém bền, hoạt động của hồng cầu cũng bị hạn chế.
Ngoài ra, độc tố của chất Vicine có trong mướp đắng có thể gây ngộ độc tầm đậu (favism). Ngộ độc tầm đậu là một hội chứng cấp tính với biểu hiện nhức đầu, đau quặn bụng và có thể dẫn tới hôn mê nếu người bệnh không được xử trí kịp thời. Người bệnh khi sử dụng quá nhiều mướp đắng có thể gặp phải các triệu chứng như đau đầu, rối loạn tiêu hóa, sốt hay thiếu máu.
Trong Đông Y, khổ qua là vị thuốc giúp tăng cường, hỗ trợ hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gân đây cho thấy nếu sử dụng lượng lớn mướp đắng để chống đối sẽ gây nên tác dụng ngược.
Điều này kích thích đường tiêu hóa, gây kích ứng hệ đường ruột. Người ăn mướp đắng có thể cảm thấy bỏng rát, cồn cào, chướng bụng, có thể dẫn tới tình trạng tiêu chảy.
Khổ qua là loại quả có hàm lượng vitamin C cao, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi kết hợp với tôm - một loại động vật chứa nhiều hợp chất Asen hóa trị 5, hợp kim này có thể chuyển hóa thành Asen hóa trị 3 hay chính là thạch tín khi gặp vitamin C hàm lượng cao. Như ta đã biết, thạch tín là một chất độc nguy hiểm, gây hại tới sức khỏe của con người.
Ngoài ra, mướp đắng kỵ với măng cụt và trà xanh, khi bạn sử dụng các loại thực phẩm nối tiếp nhau sẽ gây khó chịu, chướng bụng, hệ tiêu hóa bị trì trệ. Đồng thời, nếu bạn sử dụng các nhóm thức ăn này chung với nhau, hệ tiêu hóa sẽ không hấp thu được tối đa lượng khoáng chất và vitamin bổ dưỡng có trong mướp đắng, măng cụt hay trà xanh. Vì vậy, nên ăn các loại thức ăn này cách xa nhau vài tiếng, để đường ruột có thời gian để tiêu hóa hết.
Trên đây là bài viết của nhà thuốc Long Châu về câu hỏi “Những ai không nên ăn mướp đắng để tránh hại sức khỏe?”. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này.
Mướp đắng là một loại thực phẩm bổ dưỡng, là nguyên liệu trong nhiều bài thuốc Đông y và Tây y. Đặc biệt, mướp đắng có tác dụng tuyệt vời trong việc điều hòa lượng đường huyết, hạ huyết áp và hỗ trợ thúc đẩy tiêu hóa. Cũng chính vì có nhiều dược tính kèm theo độc tính mà mướp đắng không dành cho tất cả mọi người, một số đối tượng nhất định sẽ cần tránh hoặc hạn chế sử dụng mướp đắng, tránh gây hại cho sức khỏe bản thân.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.