Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những ảnh hưởng của việc thở bằng miệng đến sức khỏe

Ngày 18/02/2023
Kích thước chữ

Thở bằng miệng có thể dẫn đến hơi thở có mùi hôi, khô miệng, nhiễm trùng đường hô hấp và các vấn đề khác.

Tất cả chúng ta đều đã trải qua những lúc bị nghẹt mũi buộc phải há miệng để thở, nhưng nếu lúc nào cũng thở bằng miệng thì có vấn đề không? Theo các chuyên gia y tế trong nhiều lĩnh vực, câu trả lời là có. Hơn nữa hít vào bằng miệng có thể dẫn đến những phiền toái nhỏ và cũng tạo tiền đề cho những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là những ảnh hưởng của việc thở bằng miệng và cách loại bỏ thói quen này.

nhung-anh-huong-cua-viec-tho-bang-mieng-den-suc-khoe-1Thở bằng miệng mang đến nhiều rủi ro sức khỏe

Những lý do phổ biến khiến thở bằng miệng

Mọi người có thói quen thở bằng miệng nếu có vấn đề tiềm ẩn khiến họ khó thở bằng mũi:

  • Tắc mũi: Đây là nguyên nhân chính. Bị tắc mũi đôi khi có thể do cảm lạnh, nhiễm trùng xoang hoặc dị ứng theo mùa không được kiểm soát.
  • Các vấn đề về cấu trúc: Một số vấn đề phổ biến nhất bao gồm lệch vách ngăn, sưng đường mũi hoặc xẹp van mũi.

Ảnh hưởng của việc thở bằng miệng

Việc thở bằng miệng đem đến nhiều rủi ro cho sức khỏe cá nhân từ bên trong lẫn bên ngoài. Dưới đây là các lý do tại sao:

Nguyên nhân dẫn tới khô miệng

Việc há miệng trong thời gian dài sẽ khiến nước bọt - thứ thường giữ cho các mô miệng ngậm nước - bốc hơi. Kết quả là khoang miệng có nhiều khả năng bị khô hoặc bị trắng.

Khiến hơi thở bốc mùi

Không chỉ giúp giữ ấm cho khoang miệng, nước bọt còn có thể diệt các vi khuẩn xâm nhập trong lúc hít thở. Khi miệng bị khô, các vi khuẩn khó chịu bắt đầu sinh sôi và có thể khiến hơi thở của bạn bốc mùi.

nhung-anh-huong-cua-viec-tho-bang-mieng-den-suc-khoe-2 Thở bằng miệng dễ khiến bạn bị hôi miệng

Dễ bị sâu răng

Nếu thở bằng miệng liên tục trong thời gian dài có thể khiến bạn dễ bị sâu răng.

Richard Lipari, DDS, nha sĩ ở Chappaqua, New York cho biết: “Nước bọt hoạt động như một chất đệm để bảo vệ răng. Miệng bị khô đồng nghĩa với việc khả năng bảo vệ kém hơn và tăng khả năng sâu răng.”

Tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp

Bạn sẽ dễ dàng bị cảm lạnh nếu thở bằng miệng trong thời gian dài.

Sp với việc hít thở bằng mũi, Không khí đi vào qua miệng dễ bị lạnh hơn, khô hơn và ít được lọc hơn (chúng ta sẽ giải thích lý do tại sao sau). Điều này có thể khiến đường thở trở nên khô và dễ bị kích thích hơn, dẫn đến dễ bị nhiễm trùng hơn.

Tăng khả năng mắc chứng ngưng thở khi ngủ

Có lẽ hậu quả tệ nhất của việc thở bằng miệng là khiến bạn khó ngủ ngon, điều này có thể gây ra hiệu ứng domino nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Cổ họng và các cơ xung quanh có thể yếu dần đi nếu bạn thở bằng miệng, đó có thể là nguyên nhân dẫn tới việc ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ.

Nếu không được điều trị kịp thời, bạn sẽ cảm thấy dần dần mệt mỏi, mắc huyết áp cao hoăcác vấn đề về tim và bệnh tiểu đường loại 2.

Lý do thở bằng mũi lại tốt hơn

Đường mũi của chúng ta đóng vai trò quan trọng trong việc làm ẩm và làm ấm không khí khi hít thở cũng như lọc bụi và các chất gây dị ứng. Do đó thở bằng miệng lâu dài dẫn đến không khí sẽ lạnh hơn, khô hơn, không được lọc mà trực tiếp đi thẳng vào khí quản và phổi của chúng ta.

Thở bằng miệng có ổn không?

Thở bằng miệng sẽ khiến bạn hít vào một lượng lớn không khí, nhiều hơn rất nhiều so với thở bằng mũi. Điều này có thể hữu ích trong một số trường hợp, miễn là bạn chỉ thực hiện trong thời gian ngắn.

Nếu bạn đang tập thể dục và bị tắc mũi, bạn có thể thở bằng miệng để có thể nhận được nhiều oxy hơn. Trong trường hợp bạn bị nghẹt mũi khó thở, thở bằng miệng sẽ giúp thông xoang hơn.

Cách để dừng thở bằng miệng

nhung-anh-huong-cua-viec-tho-bang-mieng-den-suc-khoe-3Hạn chế thở bằng miệng để bảo vệ sức khỏe

Nếu thở bằng miệng đã trở thành thói quen mặc định, bạn cần một vài sự trợ giúp sau đây.

1. Khám bác sĩ: Bước đầu tiên là đi khám để tìm ra nguyên nhân cơ bản có thể là gì. Ví dụ, nếu vấn đề là do dị ứng theo mùa được kiểm soát kém, như vậy việc dùng thuốc dị ứng có thể hạn chế nghẹt mũi để bạn có thể thở bằng mũi.

2. Gặp chuyên gia trị liệu hô hấp: Họ có thể giúp bạn học các kỹ thuật giúp bạn trở lại thói quen thở bằng mũi bằng cách hướng dẫn bạn sử dụng các thiết bị để cải thiện luồng không khí.

3. Hẹn khám với bác sĩ tai mũi họng: Bác sĩ tai mũi họng có thể thực hiện kiểm tra để xem liệu vấn đề có phải do lệch vách ngăn, sưng mũi hoặc xẹp van mũi gây ra hay không và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Tuy việc lệch vách ngăn mũi chỉ có thể được điều chỉnh bằng các thủ thuật điều trị xâm lấn, nhưng tình trạng sưng tấy ở các cuốn mũi dưới hoặc vòm họng có thể được cải thiện bằng thuốc xịt mũi tức thời, tình trạng sụp van mũi cũng có thể được cải thiện bằng dụng cụ nong mũi.

Tóm lại, thở bằng miệng có thực sự có hại?

Cơ thể được thiết kế để lấy không khí chủ yếu qua mũi. Vì vậy, mặc dù bạn có thể hít vào bằng miệng trong thời gian ngắn, chẳng hạn như khi đang tập thể dục hoặc nếu bạn đang bị nghẹt mũi do cảm lạnh, thì bạn vẫn nên cho bác sĩ biết nếu bạn luôn thở bằng miệng. Chỉ như thế mới có thể tìm ra nguyên nhân cơ bản để bạn có thể thở bình thường trở lại.

Hà My

Nguồn tham khảo: Livestrong.com

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin