Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có nhiều bài tập thở được bác sĩ hướng dẫn dùng cho những căn bệnh cụ thể, hỗ trợ lưu thông đường thở. Nhà thuốc Long Châu sẽ gửi đến bạn thông tin về cách thở chúm môi, bao gồm tác dụng, lợi ích, chi tiết hướng dẫn và lưu ý trong quá trình thực hiện.
Các bài tập thở được thực hiện với mục đích khắc phục sự ùn ứ khí trong phổi cũng như đối phó với tình trạng khó thở ở các bệnh nhân hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính. Trong đó, bài tập thở chúm môi được ứng dụng trong quá trình hồi phục chức năng hô hấp. Bài viết này sẽ giúp bạn biết cách thở chúm môi đúng kỹ thuật cũng những điều cần lưu ý để đảm bảo thở đúng cách.
Một trong các biểu hiện bất thường về sức khỏe khiến cho nhiều người hoang mang, sợ hãi, lo lắng chính là khó thở. Sự căng thẳng, lo lắng khi đột nhiên hít thở không thông khiến bạn càng cảm thấy ngột ngạt, khó thở hơn. Điều này tạo nên vòng luẩn quẩn không lối thoát. Nguyên nhân gây nên sự khó thở này có thể là do cơ bắp bị tác động, cơ thể gắng sức do làm việc nặng. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể ứng dụng bài tập thở chúm môi hay còn gọi là thở mím môi, thở bằng miệng.
Các triệu chứng khi bị khó thở có thể kể đến gồm:
Những tình trạng bệnh lý khác nhau có nguy cơ gây nên chứng khó thở, chẳng hạn như viêm phổi, xuất hiện dịch quanh tim, bệnh hen suyễn, các bệnh nhiễm trùng phổi khác, đau tim, suy tim, phụ nữ mang thai, thiếu máu hoặc số lượng hồng cầu thấp, gãy xương sườn, vỡ phổi, phản ứng dị ứng nghiêm trọng, mất máu đột ngột…
Các bác sĩ cho biết, khi thở mím môi, phổi sẽ nhận được nhiều không khí hơn, người bệnh không cần phải gắng sức hít thở. Các tác dụng của phương pháp thở chúm môi là:
Trong sinh hoạt thường ngày, nếu đột nhiên cảm thấy bị khó thở thì phương pháp thở chúm môi sẽ giúp bạn nhận được nhiều khí oxy hơn, giảm tình trạng khó thở. Đối với các bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) thì kỹ thuật thở này còn mang đến nhiều lợi ích hơn nữa.
Đường thở của người bị phổi tắc nghẽn mạn tính bị xẹp. Khi thở mím môi, sức thở được kéo dài ra tạo nên áp lực ngược, gọi là áp lực dương cuối kỳ thở ra (PEEP). Điều này giúp cho bệnh nhân dễ thở hơn. Theo nghiên cứu khoa học, thở mím môi sẽ cải thiện sức chịu đựng của cơ thể khi vận động của người bị phổi tắc nghẽn mạn tính. Kỹ thuật thở này còn cải thiện hệ thống thông khí, tăng cường lượng oxy trong máu.
Bên cạnh đó, thở chúm môi cũng giúp người bệnh có cảm giác kiểm soát được nhịp thở của bản thân. Điều này mang đến tác dụng ngăn ngừa cảm giác khó thở cũng như tâm trạng bồn chồn, hốt hoảng, lo lắng khi đột nhiên thấy khó thở.
Dưới đây là chi tiết các bước giúp bạn thở chúm môi đúng cách:
Trong quá trình luyện tập thở mím môi, bạn hãy lưu ý những điều sau:
Ngoài thắc mắc về tác dụng, mục đích và lợi ích của việc thở chúm môi thì nhiều người còn băn khoăn về tần suất cũng như thời điểm thực hành. Các chuyên gia cho biết, bạn hãy thực hành bài tập mỗi ngày 4 - 5 lần đến khi bản thân có thể quản lý hơi thở dễ dàng. Kế đó, bạn có thể thực hiện bất kỳ lúc nào cảm thấy khó thở.
Bài tập này đã chứng minh được tính hiệu quả cho người bị khó thở do thực hiện các hoạt động gắng sức như cúi người, leo cầu thang, nâng vật nặng, tập thể dục thể thao… Bất cứ khi nào cảm thấy bồn chồn, lo lắng, bạn cũng nên thở chúm môi để bản thân bình tĩnh trở lại.
Theo bác sĩ, hiện nay vẫn chưa có nguy cơ nghiêm trọng nào gây ra do việc thở chúm môi. Tuy vậy, bạn hãy tham khảo phương pháp thở do bác sĩ tư vấn nhằm đảm bảo phù hợp với thể trạng bản thân và thực hiện đúng kỹ thuật. Khi thở đúng cách, bạn sẽ giảm bớt nhiều dạng khó thở gây ra trong thời gian ngắn. Một điều người bệnh cần lưu ý rằng phương pháp này chỉ hỗ trợ cải thiện việc thở, không điều trị được nguyên nhân gây bệnh lâu dài.
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn biết cách thở chúm môi như thế nào cho đúng kỹ thuật. Bài tập thở này được bác sĩ khuyến khích thực hiện đối với các bệnh nhân gặp vấn đề về đường hô hấp. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể xem bản thân có phù hợp với phương pháp thở này hay không nhé!
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.