Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Thở dốc là dấu hiệu của bệnh lý nào?

Ngày 14/05/2024
Kích thước chữ

Thở dốc có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, từ các vấn đề về phổi đến bệnh lý tim mạch, thậm chí là các vấn đề của đường tiêu hóa. Tìm hiểu về các nguyên nhân gây ra thở dốc và cách phân biệt chúng góp phần bảo vệ sức khỏe của bạn.

Thở dốc có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các vấn đề phổi như hen suyễn đến các bệnh lý tim mạch như suy tim. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp thêm các nguyên nhân phổ biến của thở dốc và cách phân biệt chúng để đảm bảo bạn có thể có biện pháp xử lý kịp thời.

Thế nào là thở dốc?

Trạng thái thở dốc, hay thở nhanh và thở hổn hển, là một dạng của hô hấp không cân bằng, khi cơ thể hít vào nhiều hơn hoặc ít hơn so với lượng oxy cần thiết. Trong điều kiện bình thường, quá trình hít vào và thở ra phải cân bằng với nhau, giúp cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Tuy nhiên, khi quá trình này mất cân bằng, có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong máu, gây ra các biểu hiện và tác động tiêu cực đối với sức khỏe.

Thường xuyên thở gấp không chỉ là một vấn đề về sức khỏe thể chất, mà còn có thể gây ra tác động tiêu cực đối với tâm lý và thể chất của một người. Bạn có thể cho rằng điều này không nghiêm trọng, nhưng thực tế là tình trạng thở gấp có thể gây ra những ảnh hưởng lớn và đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời, hiệu quả.

tho-doc-la-dau-hieu-cua-benh-ly-nao 1
Thở dốc là tình trạng thở nhanh và thở hổn hển

Các triệu chứng đi kèm với thở dốc

Thở dốc không chỉ là một dấu hiệu phổ biến của nhiều vấn đề sức khỏe, mà còn có thể đi kèm với một loạt các triệu chứng khác, đòi hỏi sự chú ý và xử lý kịp thời:

  • Da, móng tay và môi tái xanh hoặc xám: Thiếu oxy trong máu có thể làm thay đổi màu sắc của da, móng tay và môi, khiến chúng trở nên xanh hoặc xám.
  • Đau ngực: Thở dốc có thể đi kèm với đau ngực, đặc biệt khi tình trạng này liên quan đến các vấn đề tim mạch như suy tim.
  • Khó thở: Thở dốc có thể kèm theo cảm giác khó thở, cơ thể cảm thấy như không thể nhận đủ khí oxy vào phổi.

Nếu bạn hoặc người thân của bạn gặp phải các triệu chứng sau đây thì có thể đó là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần phải đến gặp bác sĩ hoặc cần cấp cứu kịp thời:

  • Đau ngực: Đau ngực có thể là dấu hiệu của một cơn đau thắt ngực hoặc của các vấn đề tim mạch khác, đặc biệt khi đi kèm với thở dốc.
  • Khó thở nghiêm trọng: Nếu bạn cảm thấy khó thở nghiêm trọng và không thể thoát khỏi tình trạng này, đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề hô hấp cấp tính cần phải đến ngay phòng cấp cứu.
  • Sốt: Sốt kèm theo thở dốc có thể là dấu hiệu của một tình trạng nhiễm trùng hoặc bệnh lý nghiêm trọng khác.
  • Da, móng tay, môi tái xanh hoặc xám: Nếu các vùng da, móng tay và môi trở nên xanh hoặc xám, đây có thể là dấu hiệu của thiếu oxy nghiêm trọng cần phải được chữa trị kịp thời.
  • Lồng ngực lõm vào: Nếu bạn nhận thấy lồng ngực lõm vào theo từng nhịp thở, đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nguy hiểm phải được chú ý ngay.

Vì vậy, không nên bỏ qua bất kỳ triệu chứng nào đi kèm với tình trạng thở dốc, đặc biệt khi chúng là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

tho-doc-la-dau-hieu-cua-benh-ly-nao 2
 Thở dốc kèm theo khó thở nghiêm trọng có thể là dấu hiệu của bệnh lý

Nguyên nhân dẫn đến thở dốc

Thở dốc không chỉ xuất hiện khi bạn tập thể dục hoặc tham gia vào các hoạt động gắng sức như chạy bộ, mà còn có thể xảy ra ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng thở dốc như:

  • Phản ứng dị ứng.
  • Ngộ độc carbon monoxide.
  • Lo lắng hoặc hoảng sợ.
  • Hen suyễn.
  • Nghẹt thở.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và các bệnh phổi mạn tính khác.
  • Viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ.
  • Viêm phổi hoặc nhiễm trùng phổi khác.
  • Bệnh phổi nghiêm trọng khác, như bệnh phổi kẽ hoặc giãn phế quản.
  • Tràn dịch màng phổi.
  • Thuyên tắc phổi (cục máu đông trong động mạch phổi).
  • Thở dốc thoáng qua ở trẻ sơ sinh.
  • Suy tim.
  • Nhiễm toan ceton trên người bệnh đái tháo đường.
  • Nhiễm trùng huyết.

Vì vậy, nếu bạn thường xuyên cảm thấy thở dốc mà không có lý do rõ ràng hoặc các triệu chứng đi kèm, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được kiểm tra và đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe của bạn.

tho-doc-la-dau-hieu-cua-benh-ly-nao 3
Thở dốc có thể do các bệnh lý liên quan đến phổi

Cần làm gì khi bạn thường xuyên thở dốc?

Hiện tượng thở dốc thường có thể được khắc phục tại nhà thông qua việc thực hiện bài tập hít thở sâu và thư giãn, phương pháp này có thể áp dụng cho cả cho cả trẻ nhỏ cùng người lớn. Kỹ thuật hít thở này bao gồm việc từ từ hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng hoặc mũi, giúp thư giãn và mở rộng phổi hoàn toàn.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, liệu pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân hoặc bệnh lý gây ra tình trạng thở dốc. Các phương pháp điều trị thở dốc bao gồm:

  • Sử dụng thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu hoặc thuốc kháng histamin.
  • Sử dụng thuốc giãn phế quản dạng hít.
  • Tham gia trị liệu hành vi nhận thức để điều trị chứng lo âu.

Nếu thở dốc gây suy hô hấp nghiêm trọng và mức oxy trong cơ thể quá thấp, bác sĩ có thể chỉ định việc sử dụng máy thở oxy. Không khí từ máy thở sẽ giúp di chuyển không khí vào và ra khỏi phổi, đây là phương pháp điều trị phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

Phương pháp phòng ngừa tình trạng thở dốc

Bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để giảm nguy cơ bị thở dốc:

  • Tránh các chất gây dị ứng: Hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi, hoặc lông mèo để giảm nguy cơ bị thở dốc do phản ứng dị ứng.
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng sức bền: Duy trì một lịch trình tập luyện thường xuyên có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và phổi, giúp tăng sức bền và giảm nguy cơ bị thở dốc khi tham gia vào các hoạt động thể thao.
  • Tránh xa những khu vực có khói hoặc mức độ ô nhiễm cao: Cố gắng tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, khói từ lửa hoặc môi trường ô nhiễm, vì chúng có thể làm kích thích đường hô hấp và gây thở dốc.
  • Trao đổi với bác sĩ tâm thần để điều trị chứng lo âu: Nếu lo âu hoặc căng thẳng là nguyên nhân gây ra thở dốc, thì việc tham khảo ý kiến của bác sĩ tâm thần để nhận được điều trị hoặc hỗ trợ tâm lý là một phương pháp quan trọng giúp giảm bớt triệu chứng.
  • Điều trị hoặc kiểm soát bất kỳ bệnh lý nào có thể là nguyên nhân gây ra chứng thở dốc: Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc các bệnh như hen suyễn, COPD hoặc bệnh phổi khác, thì việc tuân thủ đúng phương pháp điều trị và kiểm soát bệnh lý là quan trọng để giảm nguy cơ bị thở dốc.
tho-doc-la-dau-hieu-cua-benh-ly-nao 4
Tập thể dục thường xuyên giúp hơi thở lưu thông tốt hơn

Hy vọng bạn đã tìm thấy thông tin hữu ích về thở dốc từ bài viết này. Nếu bạn cảm thấy bản thân thở nhanh, hãy thử đếm nhịp thở mỗi phút. Hãy cố gắng điều chỉnh hơi thở bằng cách hít vào từ từ qua mũi và thở ra bằng miệng. Nếu tình trạng không cải thiện, đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và tiếp nhận điều trị kịp thời. 

Xem thêm: Hít thở oxygen nguyên chất có lợi hay hại cho cơ thể?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin