Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bình tĩnh khi tức giận không phải yếu đuối mà thể hiện sự tinh tế, thông minh và khéo léo. Biết cách giữ bình tĩnh khi tức giận sẽ khiến bạn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, chính xác và vẫn giữ được những mối quan hệ tốt đẹp.
Tức giận là một cảm xúc thường thấy của con người trong cuộc sống. Đầu tiên, tức giận không chỉ khiến cơ thể sản sinh ra các chất độc hại gây lo âu, mất ngủ, suy nghĩ nhiều dẫn đến trầm cảm,... Tiếp đó, cơn giận sẽ chi phối suy nghĩ, hành động con người. Mọi quyết định trong cơn thịnh nộ thường là bản năng và khi bình tĩnh lại thường chúng ta sẽ cảm thấy hối hận. Vậy chúng ta hãy cùng tìm cách giữ bình tĩnh khi tức giận.
Điều đầu tiên để chinh phục được cảm xúc, kể cả tức giận, là đối diện, chấp nhận thực tế. Đừng cố nén cơn giận vì đó không phải cách giải quyết. Nó chỉ khiến bạn càng trở nên khó chịu, bực dọc trong người hơn thôi.
Vì vậy, hãy thẳng thắn đề cập với những người xung quanh rằng bạn đang rất tức giận. Nếu có thể hãy nói rõ vấn đề bạn đang phải đối mặt. Điều này sẽ khiến đối phương hiểu được suy nghĩ và cảm xúc thật của bạn ngay lúc này.
Khi tức giận, chúng có thể nói những điều gây tổn thương, thậm chí gây ra một số hành động gây nguy hiểm cho người đối diện hoặc chính bản thân mình. Điều quan trọng là chúng ta cần phải biết cách giữ bình tĩnh để ngăn chặn những hành vi tiêu cực. Các bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để bình tĩnh và tỉnh táo hơn.
Âm nhạc là một phương pháp trị liệu được các bác sĩ, chuyên gia tâm lý sử dụng nhiều hơn cả. Nhạc sẽ tấn công thẳng vào cảm xúc và suy nghĩ của con người. Nghe một bài nhạc yêu thích khi tức giận sẽ khiến bạn phần nào nguôi bớt sự bực tức trong người.
Một danh sách nhạc nhẹ nhàng, vui vẻ, phấn khởi sẽ khiến tâm trí bạn được điều chỉnh lại. Âm nhạc thường khiến cho con người ta vui vẻ hoặc buồn bã thay vì tức giận. Do đó, đây chắc chắn là bước quan trọng trong việc giữ bình tĩnh khi tức giận.
Một trong cách đơn giản để hạ nhiệt cơn giận là hít thở sâu. Khi tức giận, con người thường có xu hướng la hét, nói to. Điều này sẽ cản trở quá trình hô hấp của bạn, đồng thời làm cho nhịp tim đẩy lên cao.
Việc này có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của bạn tại thời điểm đó, khiến bạn làm mọi thứ một cách vô tình. Hít thở sâu sẽ khiến nhịp tìm bạn trở về trạng thái ban đầu, từ đó, bạn sẽ cảm thấy từng bước thư giãn.
Tức giận đôi khi là hệ quả của việc cơ thể mệt mỏi, đói, khát. Do đó, bạn nên lấp đầy bụng rỗng của mình để có thể cải thiện được tâm trạng lúc bấy giờ. Việc ăn uống cũng khiến bạn bình tâm trở lại, bạn sẽ chẳng phải dùng miệng để la hét, kêu gào mà thay vào đó là tập trung vào món ăn yêu thích mình đang thưởng thức.
Sự tức giận có thể bắt nguồn từ một cá nhân. Do đó, để bản thân không khó chịu hơn nữa, bạn nên rời khỏi phòng làm việc hoặc ngôi nhà để ngăn cơn giận của mình phát triển.
Việc đối mặt với những người làm mình khó chịu sẽ là xúc tác khiến bạn muốn xung đột bằng lời nói hoặc thể chất. Rời khỏi đám đông không phải sự trốn chạy vấn đề mà là cách để bạn tạm ngừng dòng cảm xúc của mình, tìm đến sự bình yên để có thể bình ổn lại.
Một trong những cách để giải tỏa cơn giận hay kiểm soát cảm xúc khi tức giận đó là nói chuyện. Thay vì la hét thì bạn hãy thử cách nói chuyện nhẹ nhàng, với những người đáng tin cậy (nếu là một người hiểu tình hình và có khả năng xử lý giúp bạn là điều tốt nhất). Trò chuyện với người khác là cách giúp bạn cởi bỏ được nỗi hỗn độn trong tâm trí, đồng thời trút bỏ một phần gánh nặng trong người.
Những người hướng nội thường tìm đến việc viết cảm xúc của bản thân lên giấy. Viết cũng là một cách để tâm trạng được bình yên trở lại. Mọi sự bực dọc sẽ được truyền tải qua đầu bút, lên những trang giấy. Viết ra không chỉ là cách giải tỏa mà còn là cách giúp bạn nhìn nhận lại vấn đề.
Sau khi đã ổn định được tâm lý, bạn nên quay trở lại vấn đề khiến bạn tức giận bằng cách giải quyết, gỡ rối chúng.
Suy nghĩ tức giận thúc đẩy cơn giận của bạn. Định hình lại suy nghĩ là khiến cảm xúc của bạn xoay chuyển. Thay vì phàn nàn về nó, bạn sẽ nhìn về mặt khác tích cực hơn. Chính bạn đang phân tán suy nghĩ của mình, từ đó sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn.
Nếu bạn là người hay mất bình tĩnh, hãy lưu ý những điều khiến bản thân tức giận. Khi có thể tìm ra được nguyên nhân thực sự khiến mình tức giận là lúc bạn đã bước đầu bình tĩnh trở lại, không còn tìm cách đổ lỗi, “giận cá chém thớt”.
Trò chuyện là cách giải tỏa cảm xúc nhưng cũng là cách để bạn tìm lời khuyên cho vấn đề của mình. Người ngoài thường có cái nhìn sáng suốt hơn người trong cuộc. Những người đáng tin cậy sẽ cho bạn những lời khuyên có ích để bạn có thể đi đúng hướng. Họ sẽ giúp bạn hiểu rõ tình hình thay vì làm trầm trọng thêm.
Sự trợ giúp người người ngoài chỉ mang tính chất tham khảo, là chất xúc tác giúp bạn bình tĩnh khi tức giận. Người cuối cùng giải quyết được vấn đề vẫn phải là chính bạn. Trước một sự việc, con người làm bạn tức giận, thay vì tập trung vào cảm xúc khó chịu của bản thân, bạn hãy tìm cách giải quyết. Việc làm này khiến bạn bình tĩnh, quên đi vấn đề khiến mình tức giận trước đó.
Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn tìm được cách giữ bình tĩnh khi tức giận. Đừng để cảm xúc chi phối hành động của bạn. Hãy cố gắng bình tâm để sáng suốt đưa ra quyết định trong sự việc, trong một mối quan hệ.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: nietnamnet.vn
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.