Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm tai giữa là một loại bệnh lý rất dễ gặp phải và trở thành nỗi lo lắng cho những người mắc phải. Nếu bạn đang thắc mắc cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa một cách an toàn và hiệu quả, vậy thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Viêm tai giữa ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Ngoài sự hỗ trợ điều trị từ bác sĩ, bệnh nhân cần biết cách chăm sóc bản thân để nhanh chóng đẩy lùi được căn bệnh.
Viêm tai giữa là tình trạng vùng tai giữa bị tổn thương do sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus vào vùng niêm mạc tai. Không những gây nhiễm trùng và rỉ mủ, bệnh viêm tai giữa có thể để lại các di chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị hợp lý và nhanh chóng.
Viêm tai giữa là bệnh lý về tai mũi họng khá phổ biến hiện nay. Bệnh có thể bắt gặp ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng đặc biệt dễ mắc phải ở trẻ em. Nguyên do là vì cấu trúc tai của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn toàn và hệ miễn dịch vẫn còn khá yếu để có thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Viêm tai giữa gây ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động thường ngày vì bệnh nhân bị giảm thính lực. Về đêm, bệnh có thể làm tai đau nhức và gây chứng mất ngủ nghiêm trọng.
Khi mắc phải bệnh viêm tai giữa, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như đau nhức, sưng tấy tai, chảy mủ, sốt hay thậm chí nôn mửa. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Tuy nhiên, vấn đề vẫn chưa dừng lại khi viêm tai giữa sẽ có thể tiềm ẩn những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của người mắc phải.
Có nhiều cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa được mọi người áp dụng tại nhà an toàn và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Cùng tìm hiểu ngay nào!
Sử dụng khăn mềm ẩm và sạch để nhẹ nhàng lấy các vết bụi bẩn xung quanh tai cùng các chất dịch tiết ra từ tai. Nếu không thể đảm bảo sự hợp vệ sinh của chiếc khăn, bạn có thể sử dụng bông tẩy trang để thay thế.
Tuyệt đối không sử dụng tác động vật lý quá mạnh trong lúc thao tác vì có thể gây trầy xước, đau rát cho vùng da hiện rất mẩn cảm xung quanh tai.
Bạn có thể dùng góc khăn hoặc tăm bông để lau phần ống tai phía ngoài để làm sạch dịch tiết và các lớp da chết. Nhưng chú ý không được chọc ngoái sâu vào bên trong sẽ làm tình hình bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Nước muối sinh lý không những có tác dụng kháng khuẩn mà còn làm mềm các lớp niêm mạc và chất dịch tiết bên trong tai. Điều này sẽ giúp ta làm sạch tai mà không cần sử dụng các dụng cụ sắc nhọn để lấy ráy tai. Dùng nước muối sinh lý là cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa rất an toàn mà bạn nên áp dụng tại nhà. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn nước rửa tai chuyên dụng trong trường hợp này.
Nhỏ 2 - 3 giọt dung dịch vào ống tai và nghiêng đầu nhẹ. Sau khoảng vài giây khi dung dịch đã thấm vào trong, nghiêng đầu để những giọt nước chảy ra ngoài. Thao tác cuối cùng là sử dụng tăm bông để nhẹ nhàng làm sạch tai và thấm lượng nước còn sót bên trong.
Như mọi người đã biết, các cơ quan tai mũi họng đều có quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, việc vệ sinh mũi họng kết hợp với chăm sóc vùng tai là rất quan trọng trong việc điều trị dứt điểm căn bệnh này. Khi mũi họng được thông thoáng, sẽ làm mất đi môi trường phát triển thuận lợi của các tác nhân gây hại và thúc đẩy các chất dịch nhầy, dịch mủ được đẩy ra bên ngoài một cách nhanh chóng.
Việc vệ sinh mũi họng trong thời gian này rất đơn giản. Bạn chỉ cần đánh răng 2 - 3 lần/ngày kết hợp súc họng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lây lan.
Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa của bạn là rất quan trọng trong việc quyết định bệnh tình có thuyên giảm nhanh chóng hay không. Ngoài ra, bạn cần chú ý kết hợp một chế độ ăn uống lành mạnh và áp dụng nghiêm ngặt những chỉ định điều trị của bác sĩ để đẩy lùi được căn bệnh viêm tai giữa khó chịu này.
Khánh Vy
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.