Những dấu hiệu viêm tuyến giáp có thể bạn chưa biết
Ngày 27/06/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Tuyến giáp có hình dạng giống con bướm và nặng khoảng 15 - 20 gam, nằm ở phía trước cổ. Nó chịu trách nhiệm sản xuất các hormone kiểm soát quá trình trao đổi chất. Vậy dấu hiệu viêm tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp dễ bị tổn thương và viêm nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn về các dấu hiệu viêm tuyến giáp.
Viêm tuyến giáp là gì?
Viêm tuyến giáp (viêm giáp) là một tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi sự thâm nhập của tế bào viêm hoặc mô xơ tại tuyến giáp. Tình trạng này có thể xảy ra trên tuyến giáp bình thường hoặc trên bướu giáp đã có sẵn. Viêm ở tuyến giáp sẽ dẫn đến việc tiết quá nhiều hoặc quá ít hormone giáp, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh.
Tình trạng viêm tuyến giáp có thể diễn ra qua ba giai đoạn chính:
Giai đoạn cường giáp (nhiễm độc tuyến giáp): Trong giai đoạn này, tuyến giáp bị viêm và tiết ra hormone quá mức, dẫn đến tình trạng nhiễm độc tuyến giáp.
Giai đoạn nhược giáp/suy giáp: Sau khi tiết ra quá nhiều hormone, tuyến giáp trở nên cạn kiệt và không còn đủ khả năng sản xuất hormone cần thiết. Từ đó dẫn đến thiếu hụt hormone tuyến giáp hay còn gọi là suy giáp.
Giai đoạn hồi phục/bình giáp: Sau giai đoạn nhiễm độc, tuyến giáp có thể tạm thời ổn định trước khi bước vào giai đoạn suy giáp. Trong một số trường hợp, tuyến giáp có thể hoàn toàn phục hồi và trở lại trạng thái bình thường sau khi tình trạng viêm giảm bớt.
Chẩn đoán viêm tuyến giáp
Trước khi biết về dấu hiệu viêm tuyến giáp, chúng ta cùng tìm hiểu về chẩn đoán của bệnh. Để chẩn đoán viêm tuyến giáp, bác sĩ sẽ đặt các câu hỏi về triệu chứng hiện tại của người bệnh và xem xét tiền sử bệnh lý cũng như các loại thuốc đang sử dụng.
Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành một số xét nghiệm sau:
Xét nghiệm chức năng tuyến giáp: Các xét nghiệm máu này kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp, bao gồm hormone kích thích tuyến giáp (TSH) và hai loại hormone tuyến giáp là T3 và T4. Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ xác định loại viêm giáp mà người bệnh đang mắc phải để đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Xét nghiệm kháng thể tuyến giáp: Xét nghiệm này giúp đo nồng độ các kháng thể tuyến giáp, bao gồm kháng thể kháng giáp (TPO) hoặc kháng thể kích thích thụ thể tuyến giáp (TRAb).
Xét nghiệm máu lắng (ESR): Xét nghiệm sẽ đánh giá tình trạng viêm. Đối với viêm tuyến giáp bán cấp, xét nghiệm này thường cho kết quả khá cao.
Siêu âm tuyến giáp: Siêu âm được sử dụng để đánh giá cấu trúc của tuyến giáp. Phương pháp này giúp bác sĩ phát hiện các tăng trưởng bất thường, sự thay đổi trong lưu lượng máu cũng như sự thay đổi về mật độ hoặc cấu trúc của tuyến giáp.
Những dấu hiệu viêm tuyến giáp
Dấu hiệu viêm tuyến giáp bao gồm các dấu hiệu sau:
Bướu cổ/cổ sưng
Các bệnh về tuyến giáp như viêm giáp hoặc bướu giáp thường đi kèm với biểu hiện rõ ràng là bướu cổ sưng hay cổ sưng. Tình trạng này liên quan đến việc cơ thể thiếu iốt, gây khó khăn trong việc hô hấp và nói chuyện.
Hội chứng đau cơ khớp, viêm cánh tay
Đây là một trong những triệu chứng của bệnh tuyến giáp. Với bệnh suy giáp, bạn có thể cảm thấy tê ngứa ở cánh tay do thiếu hụt hormone, làm chậm quá trình gửi tín hiệu từ não đến các cơ. Đối với bệnh cường giáp, người bệnh dễ bị cứng khớp và gặp khó khăn trong việc phối hợp các chi.
Tóc và da suy yếu
Khi bị suy giáp, tóc sẽ trở nên xơ, giòn và dễ gãy. Đồng thời, da trở nên khô và bong tróc. Rối loạn hormone sẽ làm giảm khả năng tăng trưởng của tóc. Người bệnh thường bị rụng lông và tóc, da trở nên nhạy cảm hơn.
Thay đổi lượng cholesterol
Những người mắc bệnh tuyến giáp thường có mức cholesterol bất thường. Nếu bạn không sử dụng các loại thuốc điều chỉnh cholesterol hoặc điều trị bệnh lý liên quan mà nồng độ cholesterol vẫn cao, bạn nên đi khám bác sĩ ngay.
Tăng huyết áp
Hormone của tuyến giáp sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ tim mạch, có thể gây ra sự biến đổi trong nhịp tim và sức bơm máu. Nếu huyết áp của bạn không ổn định, có thể bạn đang gặp vấn đề về tuyến giáp. Cường giáp thường làm cho huyết áp giảm, trong khi suy giáp có thể khiến huyết áp tăng nhanh.
Thay đổi cân nặng
Cường giáp làm bạn luôn có cảm giác đói do hormone sản sinh liên tục, dẫn đến giảm cân dù ăn nhiều. Ngược lại, suy giáp làm giảm cảm giác thèm ăn nhưng lại khiến bạn tăng cân bất thường. Do đó, nếu cân nặng của bạn thay đổi mà không liên quan đến chế độ ăn, bạn có thể đang gặp vấn đề về tuyến giáp.
Giảm ham muốn
Bệnh tuyến giáp có liên quan trực tiếp đến hormone, làm mất cân bằng nội tiết tố estrogen. Từ đó làm giảm ham muốn và vô sinh. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến chu kỳ rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt.
Viêm tuyến giáp không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động đến tâm trạng và tinh thần. Việc nhận biết và đối phó kịp thời với các dấu hiệu viêm tuyến giáp rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe toàn diện. Nếu bạn hoặc người thân gặp các dấu hiệu trên, hãy tìm kiếm sự tư vấn y tế của bác sĩ hoặc chuyên gia để đánh giá và điều trị phù hợp.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.