Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chất tương phản ngày nay được sử dụng rộng rãi và đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực y học, đặc biệt là trong kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như: X-quang, CT và MRI. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, việc sử dụng chất tương phản cũng mang lại những rủi ro trong đó thoát mạch chất tương phản là một trong những biến chứng của việc sử dụng chất tương phản.
Hiện nay, chất tương phản sử dụng trong chụp CT và cộng hưởng từ (MRI) ngày càng trở nên phổ biến. Các kỹ thuật này cung cấp thông tin quan trọng hỗ trợ chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, việc sử dụng chất tương phản trong các phương pháp hình ảnh đòi hỏi bác sĩ phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và nguy cơ cho bệnh nhân. Một trong những mối lo ngại chính của cả bác sĩ và bệnh nhân là tình trạng thoát mạch chất tương phản, một biến chứng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách.
Chất tương phản (hay thuốc cản quang) là các chất hóa học sử dụng trong y học nhằm mục để tăng cường độ tương phản của các cấu trúc hoặc chất dịch bên trong cơ thể trong các hình ảnh chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), cộng hưởng từ (MRI), hoặc các phương pháp hình ảnh y học khác. Việc sử dụng chất tương phản giúp cải thiện độ rõ nét và chi tiết của hình ảnh, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn.
Chất tương phản có thể được đưa vào cơ thể bằng nhiều cách khác nhau. Cách phổ biến nhất là tiêm tĩnh mạch (IV), thường được sử dụng trong chụp cắt lớp vi tính (CT) và cộng hưởng từ (MRI). Phương pháp này giúp chất tương phản nhanh chóng lan tỏa khắp cơ thể, làm nổi bật các mạch máu và cấu trúc cần kiểm tra.
Ngoài ra, tiêm chất tương phản vào khớp là phương pháp sử dụng trong chụp cộng hưởng từ khớp (MRI), giúp làm rõ chi tiết các cấu trúc bên trong khớp.
Thoát mạch chất tương phản là hiện tượng khi chất tương phản được tiêm vào mạch máu bị rò rỉ ra ngoài và xâm nhập vào các mô xung quanh. Chất tương phản thường được sử dụng trong các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như CT và MRI để cải thiện độ rõ của hình ảnh. Tuy nhiên, khi xảy ra thoát mạch, chất này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh mà còn gây ra nhiều biến chứng cho bệnh nhân.
Sự thoát mạch của chất cản quang CT xảy ra tương đối hiếm, trong ~ 0,5% (khoảng 0,13-0,68%) trường hợp, nhưng có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến thay đổi da và có thể bị hoại tử
Thoát thuốc là một biến chứng có thể xảy ra trong quá trình tiêm chất tương phản, và triệu chứng của nó rất đa dạng. Các triệu chứng này bao gồm đau, nhức, và cảm giác nóng rát tại vị trí tiêm. Khi thăm khám lâm sàng, có thể quan sát thấy sưng, đỏ tại vị trí thoát thuốc. Phần lớn các trường hợp thoát thuốc sẽ tự tiêu trong vòng 2 đến 4 ngày mà không cần can thiệp y tế.
Tuy nhiên, ở thời điểm thăm khám ban đầu, việc xác định liệu tình trạng thoát thuốc sẽ thuyên giảm tự nhiên hay tiến triển thành loét hoặc hoại tử là rất khó khăn. Một số dấu hiệu lâm sàng có thể gợi ý rằng tổn thương đang diễn biến nặng và cần sự can thiệp từ bác sĩ ngoại khoa, bao gồm:
Việc sử dụng chất tương phản mang lại nhiều lợi ích trong chẩn đoán hình ảnh, nhưng nó cũng mang lại rất nhiều rủi ro một trong số đó là thoát mạch chất tương phản. Dưới đây là các cách phòng tránh và xử trí nếu gặp bạn phải trường hợp này.
Việc xử lý thoát mạch chất tương phản đòi hỏi sự nhanh chóng, chính xác và kịp thời để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và giảm thiểu tối đa các biến chứng có thể xảy ra. Dưới đây là một số cách xử trí khi bị thoát mạch chất tương phản:
Khi chất tương phản thoát ra khỏi mạch máu và xâm nhập vào các mô xung quanh, nó không chỉ gây ra sự khó chịu và đau đớn cho bệnh nhân mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. Bài viết này giúp tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả để giảm thiểu rủi ro thoát mạch chất tương phản, từ đó đảm bảo an toàn tối đa cho bệnh nhân trong quá trình chẩn đoán và điều trị.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.