Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh thương hàn tác động chủ yếu lên đường tiêu hóa và có thể lây lan thành dịch. Bệnh gây ra bởi vi khuẩn có tên Salmonella typhi. Tìm hiểu ngay nhé!
Cùng tìm hiểu vi khuẩn thương hàn là gì, chúng nguy hiểm như thế nào và cách phòng ngừa bệnh thương hàn.
Vi khuẩn thương hàn là tên phổ biến dùng để gọi một loại vi khuẩn gây bệnh thương hàn, chính là Salmonella typhi. Chúng thuộc loại vi khuẩn gram âm, có 107 type kháng nguyên và 3 phó thương hàn với tên khoa học là Salmonella enteritidis còn gọi là paratyphi A, Salmonella schottmulleri còn gọi là paratyphi B, Salmonella hirschfeldii còn gọi là paratyphi C.
Loại vi khuẩn này có sức đề kháng cao, sống dai, chúng có thể sống trong vòng 30 phút ở nhiệt độ 55 độ C và tồn tại được khoảng 30 ngày khi ở ngoài môi trường.
Nguồn truyền bệnh quan trọng của bệnh thương hàn chính là người đã mang mầm bệnh. Trong quá trình ủ bệnh, mặc dù chưa có triệu chứng nhưng người bệnh đã có thể lây nhiễm vi khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn cho người khác.
Sau khi đã hết các triệu chứng lâm sàng, đa số người bệnh vẫn mang vi khuẩn Salmonella typhi trong người và tiếp tục đào thải vi khuẩn ra môi trường bên ngoài trong 2 - 3 tuần. Một số trường hợp có thể kéo dài 2 - 3 tháng. Như vậy, vi khuẩn gây bệnh thương hàn vẫn dễ dàng sinh tồn và lây lan mầm bệnh cho người khác.
Con đường lây bệnh thương hàn chủ yếu là do ăn, uống phải những thực phẩm bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là trứng, thịt, sữa,... Vi khuẩn bệnh thương hàn có khả năng sinh sôi trong sữa và các chế phẩm từ sữa mà không làm thay đổi mùi vị hay tính chất nên rất khó phát hiện. Việc nấu chín thực phẩm chỉ là phương pháp giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn nhưng không thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ.
Bên cạnh đó, vi khuẩn thương hàn còn lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc với chất thải, đồ dùng nhiễm khuẩn của người bệnh.
Dù việc điều trị không quá phức tạp nhưng hiện nay, tình trạng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh là rào cản lớn với các bác sĩ và bệnh nhân trong việc điều trị thương hàn. Tình trạng này được thông báo lần đầu tiên tại Ấn Độ năm 1960. Còn tại Việt Nam, vi khuẩn thương hàn kháng những loại kháng sinh như Chloramphenicol 91,2%; Bactrim 96%; Ampicillin 92,8%; cùng một số loại kháng sinh mới như Claforan, Norfloxacin, Ciprobay. Trong vòng 5 - 10 năm trở lại đây, các nhà nghiên cứu đã phân lập được chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh như nhóm Fluoroquinolone và nhóm Cephalosporin thế hệ III.
Bên cạnh điều trị đặc hiệu với kháng sinh nhóm Fluoroquinolone và nhóm Cephalosporin thế hệ III. Bệnh nhân cần điều trị triệu chứng bằng cách bù nước điện giải (1500 - 2000ml/ngày) theo tỷ lệ Glucose 5%, Ringer Lactat, Natri clorid 9%; hạ sốt khi sốt cao; áp dụng chế độ ăn thức ăn mềm và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong thời gian điều trị.
Vi khuẩn thương hàn có thể gây nên những tác động nguy hiểm, đặc biệt lên đường tiêu hóa. Các biến chứng của bệnh có thể kể đến như xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, choáng nội độc tố.
Ngoài ra, để điều trị cho nhóm người lành mang vi khuẩn, các bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc như Ciprofloxacin, Pefloxacin, Cefixim…
Vi khuẩn gây bệnh thương hàn có thể tồn tại ở bất kỳ đâu bị nhiễm khuẩn. Để phòng ngừa hiệu quả cần kiểm tra kỹ nguồn nước sử dụng, lựa chọn thực phẩm tươi mới, đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc thực hiện ăn chín uống sôi và rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh sẽ giảm đáng kể nguy cơ nhiễm bệnh.
Ngoài những phương pháp kể trên, việc tiêm vắc xin phòng bệnh thương hàn được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rộng rãi, đặc biệt với những quốc gia có dịch bệnh lưu hành và những người đi du lịch, người hay tiếp xúc với thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hoặc di chuyển đến vùng vệ sinh kém.
Thụy Anh
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...