Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh thương hàn, một loại nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn gây ra, có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Vậy bệnh thương hàn lây truyền như thế nào?
Thương hàn thường được xem là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến với triệu chứng chính là sốt cao, táo bón và đôi khi tiêu chảy. Người bệnh thường có cảm giác chán ăn, đau đầu và mệt mỏi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như loét thanh mạc hoặc thủng ruột, dẫn đến chảy máu trong ổ bụng và thậm chí tử vong. Điều này làm cho việc hiểu rõ bệnh thương hàn lây truyền như thế nào trở nên cực kỳ quan trọng trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng lây nhiễm của loại bệnh này trong bài viết dưới đây.
Sốt thương hàn là một loại bệnh nhiễm trùng toàn thân do vi khuẩn Salmonella typhi hoặc Salmonella paratyphi A, B, C gây ra.
Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng lâm sàng đặc trưng như sốt kéo dài (39 - 40 độ C), kèm theo các triệu chứng như suy nhược, đau bụng, đau đầu, tiêu chảy hoặc táo bón, ho và chán ăn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng bao gồm xuất huyết tiêu hóa và thủng ruột gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh thương hàn có khả năng lây lan rất cao. Người nhiễm bệnh có thể thải vi khuẩn ra bên ngoài cơ thể thông qua phân hoặc nước tiểu.
Khi những người khác tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm với một lượng nhỏ phân hoặc nước tiểu của người bệnh, họ có nguy cơ mắc phải vi khuẩn gây bệnh và phát triển sốt thương hàn.
Bệnh thương hàn lây truyền chủ yếu qua hai con đường chính:
Vi khuẩn thương hàn thường lây lan trong cộng đồng, đặc biệt là khi mọi người đi du lịch. Người bị nhiễm bệnh có thể truyền vi khuẩn cho người khác thông qua con đường phân - miệng. Những người lành mang bệnh có thể thải ra từ 106 đến 109 vi trùng thương hàn trong mỗi gram phân. Nếu họ không rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và chuẩn bị thực phẩm, thức ăn có thể bị nhiễm khuẩn, từ đó làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
Tại các quốc gia có dịch thương hàn, nguyên nhân chính gây nhiễm bệnh là do uống nước bị ô nhiễm. Ngoài ra, thực phẩm bị nhiễm khuẩn và tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh cũng là những con đường lây truyền phổ biến.
Ngay cả khi đã được điều trị bằng kháng sinh hoặc đã khỏi bệnh, một số ít người bệnh sốt thương hàn vẫn có thể trở thành người lành mang mầm bệnh, tiếp tục thải ra vi khuẩn trong hơn một năm sau đó. Những người này không có dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh nhưng vẫn có khả năng lây lan vi trùng cho người khác, tạo ra rủi ro lây lan bệnh cho cộng đồng.
Bệnh thương hàn có những biểu hiện lâm sàng khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân. Dưới đây là các dấu hiệu phổ biến mà bệnh nhân thường gặp phải:
Bệnh thương hàn trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và tuần đầu tiên kể từ khi khởi phát các dấu hiệu là thời điểm quan trọng để điều trị. Nếu bỏ lỡ giai đoạn này, nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não, thủng ruột, viêm xương tủy hay viêm nội tâm mạc sẽ tăng lên đáng kể.
Do tính chất lây nhiễm cao của bệnh, bệnh nhân sốt thương hàn cần được điều trị theo những nguyên tắc cơ bản sau:
Tiêm phòng là biện pháp phòng ngừa mà Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ khuyến nghị. Có hai loại vắc xin để phòng ngừa sốt thương hàn:
Cần lưu ý rằng cả hai loại vắc xin này đều không có hiệu quả 100%. Hiệu quả của vắc xin có thể giảm dần theo thời gian, vì vậy cần tiêm nhắc để bảo vệ tốt hơn, đặc biệt nếu bạn sống hoặc có kế hoạch đến vùng có dịch thương hàn.
Bên cạnh việc tiêm phòng, bạn cũng nên cẩn trọng khi chọn thức ăn và đồ uống để phòng ngừa bệnh sốt thương hàn:
Ngoài ra, bạn nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Nếu không có nước và xà phòng, có thể sử dụng dung dịch rửa tay nhanh có chứa ít nhất 60% cồn. Tuyệt đối không đưa tay lên mặt và miệng để giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Như vậy, trên đây là những thông về bệnh thương hàn. Hiểu biết về bệnh thương hàn lây truyền như thế nào cũng giúp bạn nhận thức được cách phòng bệnh cho bản thân và gia đình.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...