Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những điều bạn nên biết về hội chứng nghiện giật tóc

Ngày 28/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hội chứng nghiện giật tóc là một căn bệnh liên quan đến tâm thần. Tuy nghe có vẻ là vô hại nhưng lại mang đến những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng với người bệnh. Nếu nhận thấy người thân hay chính bản thân mình xuất hiện những biểu hiện của hội chứng này. Thì hãy mau đi gặp bác sĩ để nhanh chóng điều trị càng sớm càng tốt.

Nếu bạn nhận thấy mình có thói quen hay giật tóc thì rất có thể bạn đang mắc phải hội chứng nghiện giật tóc. Hội chứng này có thể dẫn đến rụng tóc hoặc nặng hơn là gây ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh. Dưới đây là bài viết Nhà thuốc Long Châu cung cấp cho bạn những điều nên biết về hội chứng nghiện giật tóc.

Tổng quan về hội chứng nghiện giật tóc

Hội chứng nghiện giật tóc là hội chứng có tên khoa học là Trichotillomania, đây có thể xem là một căn bệnh gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Hội chứng này cũng được xem là một dạng của rối loạn kiểm soát xung động. Khi mắc phải hội chứng này người bệnh thường có thói quen bứt lông tóc ra khỏi cơ thể. Mặc dù biết hậu quả là nguy hiểm, nhưng một khi đã mắc phải người bệnh hầu như không thể kiểm soát được hành vi của bản thân. Khi chán nản hoặc buồn rầu người bệnh thường sẽ chọn giật tóc để giải quyết vấn đề của bản thân.

Những điều bạn nên biết về hội chứng nghiện giật tóc  1
Tổng quan về hội chứng nghiện giật tóc

Bên cạnh đó, hội chứng này có thể xem như một loại rối loạn tâm lý, chiếm khoảng từ 1 đến 2% dân số thế giới. Bệnh này có thể gặp ở hầu hết các lứa tuổi dù là nam hay nữ, nhưng đa số phần lớn thường gặp nhất là ở trẻ em.

Tùy vào từng thời điểm khác nhau mà có thể chẩn đoán được một người mắc hội chứng nghiện giật tóc.

Nguyên nhân của hội chứng nghiện giật tóc

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hội chứng này vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên người bệnh sẽ có những ảnh hưởng rõ từ cảm xúc, hành động và từ đó hình thành nên thói quen. Hội chứng nghiện giật tóc có thể đến từ những nguyên nhân sau đây:

  • Rối loạn tâm lý: Xuất hiện hành vi nhổ tóc trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực.
  • Do di truyền: Hội chứng này cũng do đột biến gen gây nên.
  • Thường xuyên lo lắng: Đây là nguyên nhân chiếm 84% các nguyên nhân gây nên hội chứng này. Khi càng lo lắng người bệnh sẽ có xu hướng giật tóc thường xuyên hơn. Việc làm này giúp xoa dịu cảm giác bức bối, lo âu trong người khiến người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.
  • Cảm thấy stress, căng thẳng trầm trọng: Khi người bệnh bị các yếu tố từ môi trường bên ngoài tác động vào tâm lý dễ gây ra căng thẳng cực độ từ đó việc giật tóc giúp người bệnh giải tỏa căng thẳng.
  • Do vô thức: Đôi khi hành động giật tóc không phải vì nguyên nhân nào mà là do xảy ra trong vô thức hoặc mất kiểm soát. Về sau dần hình thành thói quen giật tóc và đôi khi người bệnh không hề ý thức được hành động này của mình.
Những điều bạn nên biết về hội chứng nghiện giật tóc 2
Người bệnh có thể vô thức giật tóc mình mà không hề hay biết 

Triệu chứng của hội chứng nghiện giật tóc

Hầu hết những người mắc phải hội chứng này đều thực hiện hành động giật tóc khi đang ở một mình. Bệnh xuất hiện thông qua các triệu chứng như:

  • Liên tục muốn giật lông, tóc ra khỏi các vùng cơ thể như: Da dầu, lông mi và các bộ phận khác.
  • Người bệnh không ngăn được bản thân giật tóc.
  • Cảm thấy thoải mái hơn khi giật tóc.
  • Người bệnh hay gặp những vấn đề căng thẳng (stress).
  • Xuất hiện các biểu hiện lạ như nhai, cắn tóc, nhét tóc vào kẽ răng…
  • Hầu hết những người nghiện giật tóc đều có thói quen cắn móng tay hoặc cắn môi.
  • Cảm thấy xấu hổ về bản thân, hay muộn phiền về cuộc sống.
  • Người bệnh có thể không nhận thức được hành vi của bản thân, thường giật tóc khi đang làm các việc khác như đọc sách, xem ti vi…
  • Người bị nghiện giật tóc sẽ thường ít tóc và có khả năng rụng tóc nhiều.
  • Xuất hiện các biến chứng như các vùng da đầu bị tổn thương, viêm mi, đau mãn tính…
Những điều bạn nên biết về hội chứng nghiện giật tóc 3
Hội chứng nghiện giật tóc có thể gây ảnh hưởng xấu đối với da đầu 

Các biện pháp điều trị hội chứng nghiện giật tóc

Đối với những trường hợp mắc phải hội chứng nhẹ thì có thể tự cải thiện nhưng trường hợp nặng hơn thì việc ngừng giật tóc là rất khó. Mặc dù đây là căn bệnh mãn tính, nhưng hiện nay có nhiều biện pháp hữu hiệu có thể giúp điều trị và kiểm soát căn bệnh này.

Trước hết bệnh nhân cần tự ý thức thời gian mà mình thường hay giật tóc. Để có thể thư giãn đầu óc vào những lúc đó để giảm bớt căng thẳng và ham muốn giật tóc. Bệnh nhân cũng có thể tập một số những bài tập hỗ trợ cảm xúc như sau:

  • Nắm chặt tay: Việc nắm chặt tay có thể giúp tay không hoạt động khi muốn giật tóc, từ đó có thể hạn chế được hành vi muốn giật tóc.
  • Cải thiện suy nghĩ: Đa số các bệnh nhân mắc hội chứng nghiện giật tóc thường do căng thẳng gây nên, vì thế người bệnh nên cải thiện suy nghĩ của bản thân. Luôn cho bản thân thời gian có thể suy nghĩ, tập trung giải quyết vấn đề hoặc có thể thả lỏng cơ thể khi rơi vào căng thẳng.
  • Bệnh nhân nên được giáo dục tâm lý. Nếu là trẻ em thì bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp như: Cắt tóc ngắn, mang bao tay và nhẹ nhàng hơn khi giao tiếp với bé.

Có thể thấy hội chứng nghiện giật tóc là một hội chứng khá nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh và hành vi của người bệnh. Vì thể nếu không thể ngăn bản thân giật tóc bạn nên gặp bác sĩ tâm lý để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Xem thêm:

Hói - Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Rối loạn nhổ tóc: Nhổ tóc có mọc lại được không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm