Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những điều cần biết về dị ứng thuốc giãn phế quản

Ngày 30/04/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thuốc giãn phế quản là thuốc điều trị các bệnh lý liên quan đến phế quản và đường hô hấp có tác dụng ngắn hạn hoặc dài hạn. Chỉ định điều trị của thuốc giãn phế quản trong những trường hợp nào? Để sử dụng an toàn không bị dị ứng thuốc giãn phế quản cần lưu ý những điều gì? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bạn các thông tin trên.

Thuốc giãn phế quản thường được kê theo toa chỉ định của bác sĩ. Đây là thuốc giúp thư giãn, khai thông đường thở, phế quản hoặc phổi của người mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Các bệnh trên thường sẽ khiến đường thở của bệnh nhân co hẹp nên thường dẫn đến ho ra đờm nhớt. Bên cạnh đó, việc hít thở của bệnh nhân cũng trở nên khó khăn hơn bình thường.

Thuốc giãn phế quản

Cơ chế của thuốc giãn phế quản là làm giãn cơ trơn bao bọc xung quanh các phế quản, từ đó giúp làm giãn phế quản, tăng khẩu kính đường thở.

Thuốc giãn phế quản có 3 nhóm chính:

  • Nhóm đồng vận beta 2 adrenergic (gồm 2 nhóm nhỏ hơn: Các thuốc tác dụng nhanh, ngắn như fenoterol, salbutamol, terbutaline; các thuốc tác dụng chậm, kéo dài như: Salmeterol, bambuterol, formoterol, indacaterol, tulobuterol).
  • Thuốc giãn phế quản nhóm kháng cholinergic. Thuốc giãn phế quản kháng cholinergic ngăn chặn hoạt động của acetylcholine. Acetylcholine là một chất hóa học được giải phóng bởi các dây thần kinh có thể dẫn đến thắt chặt các ống phế quản. Bằng cách ngăn chặn hóa chất, thuốc giãn phế quản kháng cholinergic làm cho đường thở thư giãn và mở ra. Cũng giống như thuốc chủ vận beta - 2, thuốc kháng cholinergic có cả dạng tác dụng ngắn và tác dụng kéo dài.
  • Thuốc giãn phế quản nhóm xanthine có tác dụng nhanh, ngắn, tuy nhiên, hiện nay, thuốc được sản xuất dưới dạng phóng thích chậm, do đó tạo thuận lợi hơn cho người sử dụng.

Thuốc giãn phế quản được chỉ định trong các trường hợp: Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản trong đợt cấp (thường có co thắt cơ trơn phế quản) hoặc một số trường hợp đặc biệt như nhịp chậm xoang.

Cách dùng thuốc giãn phế quản:

Các thuốc giãn phế quản được dùng dưới dạng xịt, hít, khí dung (gọi chung là thuốc dạng phun – hít) và ưu tiên sử dụng do thuốc đến trực tiếp niêm mạc đường thở nên cho tác dụng nhanh, tối ưu và ít gây tác dụng phụ so với khi dùng đường uống. 

Thuốc giãn phế quản được dùng dưới dạng phun – hít sẽ cung cấp thêm một lượng nước vào trong đường thở, có tác dụng làm loãng đờm và tạo thuận lợi cho việc khạc đờm của bệnh nhân. Hiệu quả của thuốc còn phụ thuộc vào tuổi, cơ địa bệnh nhân hoặc những yếu tố khác trong quá trình điều trị của bệnh nhân.

Khi kết hợp các nhóm thuốc giãn phế quản khác nhau có thể giúp cải thiện hiệu quả và giảm nguy cơ tác dụng phụ so với tăng liều một thuốc giãn phế quản đơn độc.

Dị ứng thuốc giãn phế quản 2 Thuốc giãn phế quản có 3 nhóm chính

Những tác dụng phụ khi dùng thuốc giãn phế quản 

Như với hầu hết các loại thuốc, thuốc giãn phế quản có thể gây ra tác dụng phụ. Tác dụng ngoại ý của thuốc giãn phế quản là do kích hoạt hệ giao cảm. Mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ đôi khi phụ thuộc vào liều lượng. Liều càng cao, càng có nhiều khả năng phát triển các tác dụng phụ. Tuy nhiên, tác dụng phụ cũng có thể xảy ra với liều lượng nhỏ.

Các tác dụng phụ cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào việc thuốc giãn phế quản là thuốc chủ vận beta 2 hay thuốc kháng cholinergic. Tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc giãn phế quản bao gồm: Tăng nhịp tim đột ngột, lo lắng, run, hồi hộp, chuột rút, ho, khô miệng, buồn nôn, đau đầu.

Các tác dụng nghiêm trọng hơn bao gồm co thắt đột ngột đường dẫn khí phế quản, hoặc co thắt phế quản nghịch lý, hạ kali máu, và trong một số trường hợp hiếm gặp, nhồi máu cơ tim. Bệnh nhân nên nói chuyện với bác sĩ chăm sóc chính của họ nếu họ có bất kỳ bệnh đi kèm nào. Đối với thuốc kháng cholinergic, tác dụng phụ bao gồm các triệu chứng do giảm âm phế vị. Chúng có thể bao gồm khô miệng, bí tiểu, nhịp tim nhanh, táo bón và khó chịu ở dạ dày. Thận trọng luôn luôn cần thiết khi dùng thuốc kháng cholinergic cho bệnh nhân cao tuổi do khả năng xảy ra mê sảng cấp tính. Như với tất cả các loại thuốc, phản ứng dị ứng thuốc giãn phế quản cũng có thể xảy ra.

Cách xử trí khi bị dị ứng thuốc giãn phế quản?

Nếu bệnh nhân sử dụng thuốc giãn phế quản và gặp bất kỳ tác dụng phụ nào được mô tả, bệnh nhân nên ngưng dùng thuốc và nhanh chóng đi đến các cơ sở y tế gần nhất. Những tác dụng này bao gồm: Tình trạng khó thở tăng dần, sử dụng thuốc khí dung nhưng không cải thiện, nổi mề đay, dị ứng, khó thở, sốt/ ớn lạnh, giảm lượng nước tiểu, buồn nôn hoặc nôn, run hoặc co giật,…

Dị ứng thuốc giãn phế quản 3 Ngưng dùng thuốc và nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất khi có dấu hiệu dị ứng 

Bác sĩ có thể đo thủy tinh thể của bệnh nhân trong phòng cấp cứu và lấy mẫu máu để phát hiện bất kỳ sự bất thường nào về điện giải. Nếu cần can thiệp xâm lấn hơn, bệnh nhân có thể được truyền kali để bổ sung dự trữ. Trong trường hợp dị ứng thuốc nghiêm trọng, họ có thể yêu cầu đặt nội khí quản để bảo vệ và kiểm soát đường thở. Nếu bệnh nhân bị nghi ngờ có một đợt nhiễm độc do kháng cholinergic, physostigmine salicylate là một lựa chọn để đảo ngược các triệu chứng nhanh chóng.

Phòng ngừa nguy cơ dị ứng thuốc giãn phế quản

Thuốc giãn phế quản phải được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc giãn phế quản về uống. Khi được kê đơn, người bệnh cần tuân thủ về liều dùng, thời gian và liệu trình dùng thuốc giãn phế quản. Nhân viên y tế cần phải hướng dẫn cho bệnh nhân về các tác dụng phụ có thể xảy ra, có thể bao gồm các triệu chứng kháng cholinergic cũng như các triệu chứng về tim.

Trong khi sử dụng thuốc giãn phế quản, nếu xảy ra tác dụng phụ hoặc dị ứng không mong muốn thì cần ngưng dùng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời. Nhìn chung, thuốc giãn phế quản an toàn khi được kê đơn và dùng đúng cách và có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hen suyễn.

Những người có bệnh lý tim mạch, loạn nhịp tim, đái tháo đường, cường tuyến giáp, cao huyết áp… cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng thuốc.

Bệnh nhân sử dụng thuốc giãn phế quản cần nắm rõ cách sử dụng của từng loại thuốc. Cần dùng đúng kỹ thuật đối với các loại thuốc dạng phun xịt. Thông thường bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách dùng bình phun hít thuốc, người bệnh cần quan sát để thực hành cho đúng thao tác hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Việc dùng không đúng kỹ thuật cũng sẽ khiến bệnh không được kiểm soát tốt.

Dị ứng thuốc giãn phế quản 4 Người bệnh cần quan sát để thực hành đúng thao tác khi dùng thuốc giãn phế quản

Mặc dù hiếm gây dị ứng, nhưng một số thuốc giãn phế quản vẫn có thể gây dị ứng. Nếu gặp các biểu hiện dị ứng thuốc giãn phế quản, bệnh nhân cần dừng ngay thuốc đang sử dụng và chuyển sang dùng thuốc khác.

DS. Thu Hà

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm