Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sốc điện dùng máy sốc điện phóng ra dòng điện một chiều có điện thế lớn, trong một khoảng thời gian rất ngắn (chỉ khoảng 0,1 giây). Dòng điện được phóng thích khử cực toàn bộ cơ tim của bệnh nhân, giúp cho nút xoang trở lại với vai trò phát nhịp.
Sốc điện là thủ thuật y khoa giúp ngăn chặn, chấm dứt nhanh chóng tình trạng rối loạn nhịp tim bằng máy sốc điện. Có hai phương pháp sốc điện thường gặp bao gồm sốc điện phá rung và sốc điện chuyển nhịp.
Nguyên lý hoạt động của sốc điện là sử dụng năng lượng điện, giúp khắc phục tình trạng rối loạn nhịp tim, làm tim đập lại bình thường. Đây là thủ thuật đơn giản, giúp cấp cứu nhanh một số trường hợp như rung nhĩ, rung thất, nhịp nhanh trên thất, cuồng nhĩ,... do rối loạn nhịp tim.
Cụ thể hơn, máy sốc điện giúp ngăn chặn các rối loạn nhịp nhanh đang kiểm soát khả năng phát nhịp của nhịp xoang, đưa nhịp xoang trở lại bình thường. Lưu ý rằng không nên hiểu sai là máy sốc điện hoạt động bằng cách sử dụng dòng điện để kích thích trái tim đập.
Việc tiến hành sốc điện trên phụ nữ có thai (nếu cần thiết) là hoàn toàn an toàn, không làm rối loạn nhịp tim hay ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Đối với các bệnh nhân được cấy máy phá rung tự động hoặc máy tạo nhịp, sốc điện có thể được tiến hành an toàn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng bản cực sốc điện cần được đặt cách máy tạo nhịp một khoảng tối thiểu 12cm.
Thiết bị được sử dụng trong thủ thuật sốc điện là máy sốc điện. Thiết bị này phát ra dòng điện 1 chiều, giúp điều trị các rối loạn nhịp tim.
Có 3 loại máy sốc điện:
Cấu tạo của máy sốc điện bao gồm 8 phần chính:
Có 2 loại sốc điện gồm:
Khi được chỉ định thực hiện biện pháp sốc điện để cấp cứu tim mạch, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn và lời dặn của bác sĩ, nhằm đảm bảo thủ thuật có khả năng thành công cao nhất.
Sốc điện phá rung còn gọi là sốc điện không đồng bộ, do phát ra dòng điện tác động vào bất kỳ pha nào trong hoạt động của tim.
Chỉ định sốc điện phá rung:
Chống chỉ định sốc điện phá rung:
Lưu ý rằng khi thực hiện sốc điện phá rung không được ấn nút Sync. Vì nếu ấn nút này, dòng điện không phóng ra mà sẽ tích tụ trong tụ điện.
Mức năng lượng khi thực hiện sốc điện phá rung:
Sốc điện chuyển nhịp là sốc điện đồng bộ với phức hợp QRS của người bệnh. Khi ấn nút đồng bộ (Sync) trên máy, thiết bị sẽ tự động dò, đánh dấu vị trí sẽ thực hiện phóng điện. Khi ấn nút phóng điện, năng lượng sẽ tích trữ lại tại tụ điện, chờ đến thời điểm có phức hợp QRS mới phóng điện ra.
Sau khi ấn nút, người thực hiện kỹ thuật sốc điện phải giữ nguyên vị trí bản cực sống, cho đến khi phóng điện ra thành công, cần tránh làm nghiên bản điện cực.
Chỉ định sốc điện chuyển nhịp:
Chống chỉ định sốc điện chuyển nhịp:
Mức năng lượng khi thực hiện sốc điện chuyển nhịp:
Tùy theo loại máy sốc điện là 1 hoặc 2 pha và dạng rối loạn nhịp mà bệnh nhân đang gặp phải (là rung nhĩ, cuồng nhĩ hay tim nhanh trên thất) mà sẽ có mức năng lượng phóng ra phù hợp.
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về máy sốc điện và hai phương pháp sốc điện phổ biến là sốc điện chuyển nhịp và sốc điện phá rung. Sốc điện là thủ thuật thường gặp trong cấp cứu bệnh lý tim mạch, giúp điều hòa và duy trì nhịp tim ổn định lại.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.