Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những điều cần biết về nostophobia - nỗi sợ về nhà

Ngày 12/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nhà là nơi chúng ta nghĩ về mỗi khi mệt mỏi, mỗi khi cần một nơi an toàn. Thế nhưng những người mắc chứng nostophobia lại luôn có một nỗi sợ hãi, ám ảnh về nhà. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ cho bạn nhiều thông tin thú vị về nostophobia.

Đối với nhiều người thì họ cảm thấy an toàn, độc lập và tự tin hơn khi sống xa nhà. Họ luôn cảm thấy sợ hãi đến mức gần như phi lý khi về nhà. Tình trạng sợ dai dẳng này là nostophobia, cực kỳ hiếm gặp. Thế nhưng, tùy vào mức độ nghiêm trọng mà nostophobia sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào.

Định nghĩa về nostophobia

Nostophobia là nỗi sợ hãi quá mức phi lý khi trở về nhà. Đây là một nỗi ám ảnh cụ thể được coi là chứng rối loạn lo âu đặc trưng bởi nỗi sợ hãi mãnh liệt và dai dẳng đối với một đối tượng hoặc tình huống cụ thể.

Những điều cần biết về nostophobia - nỗi sợ về nhà 2
Nostophobia là nỗi sợ quá mức phi lý khi trở về nhà hoặc ở gần nhà

Những người mắc chứng nostophobia có thể cảm thấy lo lắng hoặc hoảng sợ tột độ khi có ý nghĩ quay trở lại nhà của họ hoặc thậm chí khi họ ở gần nhà. Nỗi sợ hãi này có thể liên quan đến những trải nghiệm đau thương hoặc những mối liên hệ tiêu cực với gia đình. Từ đó dẫn đến cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ với việc trở về nhà. Do đó nostophobia có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi, giới tính, sắc tộc nào.

Nostophobia có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bởi vì người mắc nostophobia thường tìm cách tránh né những tình huống cần phải trở về nhà. Việc điều trị có thể bao gồm sự kết hợp của liệu pháp tâm lý, thuốc và các biện pháp tự hỗ trợ khác. Người mắc nostophobia có thể học cách quản lý nỗi sợ hãi của mình và có cuộc sống trọn vẹn với sự điều trị và hỗ trợ thích hợp.

Nguyên nhân gây ra nostophobia

Nguyên nhân chính xác của nostophobia chưa được nghiên cứu đầy đủ. Tuy nhiên, người ta tin rằng sự phát triển của nỗi ám ảnh này có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

  • Trải nghiệm đau thương: Những sự kiện tiêu cực, đau thương trong quá khứ đã xảy ra trong gia đình có thể tạo ra nỗi sợ hãi trong tương lai. Các trải nghiệm đau thương này bao gồm việc lạm dụng, bỏ bê, bạo lực gia đình, áp lực gia đình, mất mát người thân,...
  • Các sự việc tiêu cực lặp lại nhiều lần: Việc tiếp xúc nhiều lần với các tình huống gây lo lắng ở nhà mà không có biện pháp đối phó thích hợp có thể gia tăng phản ứng sợ hãi.
  • Mắc chứng lo âu, trầm cảm: Một số người có thể mắc chứng rối loạn lo âu di truyền hoặc những người có tiền sử mắc rối loạn lo âu sẽ khiến họ dễ mắc chứng nostophobia hơn.
Những điều cần biết về nostophobia - nỗi sợ về nhà 3
Nostophobia có thể xuất phát từ những trải nghiệm tiêu cực trong chính ngôi nhà của mình

Triệu chứng nostophobia

Những triệu chứng của nostophobia thường biểu hiện khi có ý nghĩ về nhà xuất hiện. Mỗi người thường sẽ có những triệu chứng khác nhau, nhưng các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Lo lắng dữ dội, tột độ biểu hiện thành các cơn hoảng loạn;
  • Nhịp tim và nhịp thở nhanh;
  • Đổ mồ hôi hoặc run rẩy;
  • Cảm giác sắp diệt vong hoặc sợ hãi đến mức khiếp sợ;
  • Tìm mọi lý do để né tránh việc về nhà;
  • Cảm giác đau buồn hoặc bồn chồn khi ở gần nhà;
  • Cảm giác tách rời hoặc mất kết nối với gia đình.
Những điều cần biết về nostophobia - nỗi sợ về nhà 4
Nostophobia có thể gây ra sự cô lập xã hội

Các triệu chứng tâm lý của người mắc nostophobia có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến không chỉ sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày. Các vấn đề nghiêm trọng hơn trong cuộc sống có thể xảy ra như:

  • Sự cô lập về mặt xã hội và khó duy trì mối quan hệ với gia đình hoặc bạn cùng phòng.
  • Tăng nguy cơ phát triển các chứng rối loạn lo âu hoặc rối loạn tâm thần khác.
  • Ảnh hưởng đến hiệu quả công việc hoặc học tập do sợ trở về nhà.

Điều trị nostophobia như thế nào?

Nostophobia thường được chẩn đoán thông qua việc đánh giá tâm lý toàn diện do bác sĩ chuyên gia sức khỏe tâm thần thực hiện. Việc đánh giá có thể bao gồm các cuộc thảo luận về bệnh sử của người bệnh, những nỗi sợ hãi cụ thể và bất kỳ trải nghiệm đau buồn nào trong quá khứ liên quan đến gia đình.

Thêm vào đó bác sĩ sẽ sử dụng các công cụ đánh giá được tiêu chuẩn hóa, chẳng hạn như: Bảng câu hỏi về chứng sợ nostophobia, thang đo lo âu khi về nhà. Các công cụ này nhằm đánh giá mức độ và chẩn đoán phân biệt với các tình trạng rối loạn lo âu khác. Nhiều tình trạng về sức khỏe tâm thần có thể có các dấu hiệu và triệu chứng tương tự.

Nostophobia có thể được điều trị hiệu quả thông qua các biện pháp can thiệp trị liệu tâm lý và hành vi khác nhau. Phương pháp điều trị phù hợp nhất tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng cá nhân và mức độ nghiêm trọng của nỗi ám ảnh.

Các phương pháp điều trị phổ biến cho nostophobia bao gồm:

  • Trị liệu nhận thức - hành vi (CBT): Hình thức trị liệu tâm lý này giúp các người bệnh xác định và thách thức những suy nghĩ phi lý về việc trở về nhà. Từ đó phát triển các chiến lược đối phó và dần dần đối mặt với nỗi sợ hãi của mình.
  • Liệu pháp tiếp xúc: Tiếp xúc dần dần và có kiểm soát với gia đình. Đây có thể xem như là biện pháp giải mẫn cảm với nỗi sợ hãi và lo lắng.
  • Liệu pháp tập trung: Biện pháp này áp dụng đối với những người có những trải nghiệm đau thương trong quá khứ. Các sự kiện này đã gây ra tổn thương về thể chất lẫn tinh thần. Liệu pháp này tập trung giải quyết những trải nghiệm đau thương trong quá khứ và hướng tới việc chữa lành.
  • Thuốc: Trong một số trường hợp, thuốc chống lo âu có thể được kê đơn để giúp kiểm soát các triệu chứng lo âu nghiêm trọng.

Để các phương pháp điều trị có hiệu quả thì cần xây dựng cơ chế đối phó lành mạnh. Tức là bác sĩ tâm lý sẽ hướng dẫn người mắc nostophobia học và thực hành những cách lành mạnh để đối phó với căng thẳng, lo lắng. Từ đó có thể giúp các họ quản lý cảm xúc và nỗi sợ hãi tốt hơn.

Những điều cần biết về nostophobia - nỗi sợ về nhà 5
Cùng bác sĩ tâm lý vượt qua nỗi sợ hãi, cải thiện chất lượng sống

Đồng thời việc can thiệp sớm các phương pháp điều trị cũng rất quan trọng. Bởi vì giải quyết sớm các triệu chứng lo âu hoặc ám ảnh có thể ngăn tình trạng trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Với phương pháp điều trị thích hợp, cùng với sự cam kết của người mắc nostophobia thì hầu hết những người bệnh có thể quản lý nỗi sợ hãi một cách hiệu quả và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Như vậy qua bài viết trên bạn đã có được thông tin những điều cần biết về nostophobia - nỗi sợ về nhà. Mỗi người đều có những lo lắng riêng nhưng với nostophobia thì nỗi sợ này đã tiến triển đến mức không kiểm soát được. Bác sĩ tâm lý là người hướng dẫn và người mắc nostophobia cần tự mình nỗ lực để vượt qua nỗi sợ này. Hy vọng bài viết đem lại cho bạn nhiều điều bổ ích và thú vị.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm