Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Thần kinh - Tinh thần/
  4. Run rẩy

Run rẩy là gì? Nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị và nguyên tắc phòng ngừa

Bác sĩNguyễn Thị Hải Anh

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Bác sĩ Y học cổ truyền từ Đại học Y Hà Nội năm 2018, bác sĩ đã có thời gian tích lũy kinh nghiệm tại Khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 4/2020, bác sĩ chuyển sang công tác trong lĩnh vực tiêm chủng. Đến nay, bác sĩ đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tiêm chủng và hiện đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Run là các cử động không tự chủ, nhịp nhàng của các nhóm cơ đối kháng, tương hỗ, thường xảy ra ở vùng bàn tay, đầu, mặt, dây thanh quản, thân mình hoặc chân. Chẩn đoán thường dựa trên tình trạng lâm sàng. Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và loại run, bao gồm việc tránh các yếu tố gây khởi phát, sử dụng thuốc propranolol hoặc primidone, vật lý trị liệu, điều trị nguyên nhân gây run và phẫu thuật.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung run rẩy

Run là các cử động không tự chủ, nhịp nhàng của các nhóm cơ đối kháng, tương hỗ, thường xảy ra ở vùng bàn tay, đầu, mặt, dây thanh quản, thân mình hoặc chân.

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, run được chia thành 2 loại:

  • Run sinh lý;
  • Run bệnh lý.

Run sinh lý thường khó nhận biết và chỉ tiến triển xấu đi ở người có những stress thực thể hoặc tâm lý.

Triệu chứng run rẩy

Những dấu hiệu và triệu chứng của run rẩy

Run theo nhịp ở bàn tay, cánh tay, đầu, chân hoặc thân mình;

Giọng run;

Khó viết hoặc vẽ;

Có vấn đề khi cầm và kiểm soát đồ dùng (như đũa, thìa...).

Hiểu rõ triệu chứng, hành động ngay: Chân tay bủn rủn, người mệt mỏi, khó thở là bệnh gì?

Tác động của run rẩy đối với sức khỏe

Run rẩy thường không ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên triệu chứng sẽ tiến triển nặng theo thời gian và gây khó khăn cho bệnh nhân trong công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Run rẩy 4
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ

Nguyên nhân run rẩy

Nguyên nhân dẫn đến run rẩy

Run sinh lý

Run sinh lý thường xảy ra ở những người khỏe mạnh. Run động trạng hoặc run đối xứng trên cả hai tay với biên độ nhỏ. Tình trạng này chỉ tiến triển nghiêm trọng khi có các yếu tố gây stress bao gồm:

  • Lo lắng;
  • Mệt mỏi;
  • Vận động;
  • Thiếu ngủ;
  • Cai rượu hoặc dùng một số thuốc ức chế thần kinh trung ương như opioid hoặc benzodiazepine;
  • Bệnh lý (cường giáp);
  • Sử dụng caffein hoặc chất kích thích như amphetamine, cocaine, phencyclidine...;
  • Sử dụng các loại thuốc như corticosteroids, chất chủ vận beta-adrenergic, theophylline và valproate.

Tìm hiểu nguyên nhân chi tiết: Uống cà phê bị run tay có sao không? Làm gì khi gặp tình trạng trên?

Run bệnh lý

Bệnh lý gây run phổ biến nhất bao gồm:

  • Run động và run tư thế: Run vô căn;
  • Run khi nghỉ ngơi: Bệnh Parkinson;
  • Run khi thực hiện động tác có chủ đích: Rối loạn chức năng tiểu não (do chấn thương, đột quỵ, bệnh đa xơ cứng).
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh run rẩy

Thường bị run rẩy là dấu hiệu của bệnh gì?

Việc bạn thường bị run rẩy có thể là dấu hiệu sinh lý do căng thẳng, lo âu, mệt mỏi hoặc do các yếu tố như thiếu ngủ, cai rượu và sử dụng một số thuốc. Tuy nhiên nó cũng có thể là dấu hiệu của run bệnh lý phổ biến như run vô căn, run Parkinson và rối loạn chức năng tiểu não...

Run rẩy thường xuyên có gây yếu cơ không?

Làm sao để khắc phục tình trạng run rẩy?

Uống thuốc gì để khắc phục run rẩy khi đứng trước đám đông?

Cần tránh những gì để hạn chế tình trạng run rẩy?

Hỏi đáp (0 bình luận)