Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những điều cần biết về phát ban dạng sởi

Ngày 03/04/2024
Kích thước chữ

Phát ban là một tình trạng miễn dịch phổ biến, dễ nhận biết với những nốt ban nổi trên da. Phát ban dạng sởi là một tình trạng phát ban gây ra bởi virus, thường gặp ở trẻ nhỏ. 

Phát ban dạng sởi thường khi đi kèm sốt, nhức đầu... và gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp có thể dẫn đến tử vong do khó thở. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng để ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này một cách kịp thời!

Tìm hiểu về phát ban và phát ban dạng sởi

Phát ban là tình trạng da bị nổi đỏ trên diện rộng, gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy và sưng đỏ. Không kèm theo sốt và không có lay lan.

Phát ban dạng sởi do virus thuộc giống Morbillivirus (họ Paramyxoviridae) gây ra và dễ dàng lây lan qua đường hô hấp. Cũng như những bệnh lây qua đường hô hấp khác, virus sởi có thể lây lan khi hít thở cùng không gian với người bệnh, lây lan khi người bệnh hắt hơi. Do đó có thể dễ dàng nhiễm bệnh nếu như sinh hoạt cùng với người bệnh và vô tình chạm vào các vật dụng có dính virus.

Phát ban dạng sởi thường gặp ở trẻ nhỏ ở độ tuổi dưới 36 tháng, do trẻ có khả năng miễn dịch chưa toàn diện hoặc hệ miễn dịch yếu. Do vậy cần tiêm phòng vacxin cho trẻ ở thời điểm thích hợp. Phát ban dạng sởi vẫn có thể gặp ở người lớn chưa tiêm vacxin hoặc không tiêm liều nhắc lại.

Mặc dù phát ban dạng sởi ban đầu lành tính nhưng nếu không được kiểm soát và phòng ngừa thì phát ban dạng sởi vẫn có nguy cơ lây lan thành dịch.

Phat-ban-dang-soi-la-gi-co-nhung-trieu-chung-gi 2.png
Người lớn cũng có thể mắc phát ban dạng sởi

Triệu chứng của phát ban dạng sởi

Phát ban dạng sởi thường dễ bị nhầm lẫn với phát ban dị ứng, do đó khi thấy các dấu hiệu phát ban bắt đầu người bệnh cần được theo dõi nhiệt độ cơ thể và các triệu chứng đi kèm. Tương tự những bệnh truyền nhiễm khác, triệu chứng của phát ban dạng sởi được chia theo 3 giai đoạn của bệnh là ủ bệnh, khởi phát và toàn phát.

Giai đoạn ủ bệnh

Thời gian ủ bệnh phát ban dạng sởi khoảng từ 8 – 11 ngày. Người bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng. Nếu là trẻ sơ sinh có thể kéo dài 14 - 15 ngày.

Giai đoạn khởi phát

Thông tường, giai đoạn khởi phát khoảng 3 – 4 ngày. Ở giai đoạn khởi phát, phát ban dạng sởi có những triệu chứng sau:

  • Sốt: Sốt nhẹ đến vừa ở giai đoạn ban đầu, lúc này bệnh nhân có thể đã nổi các nốt ban hoặc chưa. Các nốt ban thường bắt đầu nổi từ sau tai, lan đến mặt hoặc cổ rồi lan dần toàn thân. Các nốt ban sẽ nổi ngày càng nhiều và lan rộng, đi kèm với sốt cao hơn.
  • Viêm mũi, họng: Bệnh nhân có kèm thêm các tình trạng như chảy nước mũi, viêm họng gây khó chịu.
  • Ho: Phát ban gây khó chịu cho hô hấp, ho nhưng đau rát cổ họng kèm thở khó khăn. Sau có thể dẫn đến viêm thanh quản.
  • Sưng mi mắt: Mắt cảm giác nóng, có thể sưng đỏ và chảy gỉ. Mi mắt sưng và sụp.
Phat-ban-dang-soi-la-gi-co-nhung-trieu-chung-gi 3.png
Nốt phát ban dạng sởi thường bắt đầu từ sau tai, cổ, mặt lan đến toàn thân

Giai đoạn toàn phát

Sốt cao đi kèm phát ban lan rộng, thường bắt đầu từ mặt lan đến tay, chân. Khi phát ban đến chân, cơ thể có thể tự lành và nhiệt độ cơ thể giảm nếu như cơ thể miễn dịch tốt và không có bội nhiễm. Các vết ban ngày thứ 6-7 bắt đầu bay, sau khi lành có thể để lại vết thâm và gây bong tróc.

Ở giai đoạn toàn phát, ban có thể lây lan ở phổi gây khó thở, ho khan. Ở đường tiêu hóa có thể gây nên các tình trạng rối loạn như tiêu chảy, đi phân lỏng...

Cần đến bác sĩ khi nào?

Ngay khi nhận diện được các triệu chứng khởi phát, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất. Đặc biệt với trẻ nhỏ, không nên tự ý chẩn đoán và điều trị tại nhà. Do đối với hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, việc lây lan của virus diễn ra nhanh hơn và các nốt ban mọc nhanh hơn. Các triệu chứng có thể diện biến nhanh hơn gây nguy hiểm khi ban nổi gây khó thở và sốt cao.

Nếu không điều trị kịp thời, phát ban dạng sởi có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

  • Biến chứng trên đường hô hấp dẫn đến viêm phế quản, viêm thanh quản hay viêm phổi.
  • Biến chứng trên não do sốt cao dẫn đến viêm não, viêm tủy,...
  • Biến chứng với đường tiêu hóa gây viêm ruột, viêm niêm mạc miệng và ống tiêu hóa, suy dinh dưỡng, tiêu chảy...

Tất cả biến chứng đều gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Với các bé, biến chứng có thể kéo dài và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Vì vậy ba mẹ nên lưu ý khi phát hiện các nốt ban trên cơ thể bé, theo dõi nhiệt độ cơ thể của bé để đưa đến cơ sở y tế kịp thời.

Phat-ban-dang-soi-la-gi-co-nhung-trieu-chung-gi 4.png
Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời ngay khi có những triệu chứng khởi phát của phát ban dạng sởi

Những cách chăm sóc bé khi bị phát ban dạng sởi

Với những tình trạng phát ban dạng sởi nhẹ, bé sẽ được bác sĩ hướng dẫn bố mẹ chăm sóc và điều trị tại nhà, một số cách chăm sóc tại nhà như:

  • Dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao, liều lượng thuốc hạ sốt sẽ được tính theo cân nặng của bé và được sử hướng dẫn của bác sĩ. Chườm khăn lên trán, nách, cổ để giúp bé hạ nhiệt.
  • Cho bé nghỉ ngơi ở khu vực riêng với các thành viên khác trong nhà, tránh gió lạnh, thoáng mát.
  • Bổ sung các thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng để giúp bé tăng đề kháng, bổ sung thêm vitamin A hỗ trợ sức khỏe mắt cho bé.
  • Cho bé ăn những thức ăn mềm như cháo, súp, canh... Hạn chế những thực phẩm quá cứng, khô khan, dầu mỡ để bảo vệ đường tiêu hoá cho bé.
  • Thường xuyên dọn dẹp phòng bé sạch sẽ để tránh làm nặng hơn tình trạng bệnh của bé.
  • Tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không tự ý sử dụng các bài thuốc dân gian hay lạm dụng kháng sinh.
  • Khi tiếp xúc với bé nên đeo khẩu trang, sau khi tiếp xúc nên bỏ ngay khẩu trang, rửa tay sạch sẽ.
Phat-ban-dang-soi-la-gi-co-nhung-trieu-chung-gi 5.png
Khi bé bị sốt cần cho uống thuốc hạ sốt và lau người, chườm khăn để hạ thân nhiệt

Cách phòng ngừa phát ban dạng sởi

Hiện tại cách phòng ngừa hiệu quả nhất là sử dụng vacxin. Hiện nay Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đã có mặt trên nhiều địa phương cùng với đa dạng các loại vacxin trong đó có vacxin sởi cho bé.

Theo liệu trình, trẻ nên được tiêm mũi đầu tiên khi đủ 9 tháng tuổi và tiêm mũi nhắc lại sau 9 tháng tiếp. Lưu ý vacxin cần phải tiêm trước khi tiếp xúc với người mắc phát ban dạng sởi.

Bên cạnh đó, ba mẹ nên phòng tránh cho bé và bản thân bằng những cách sau:

  • Hạn chế đưa bé đến nơi đông người, ngột ngạt.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho nơi ở.
  • Vệ sinh tay trước khi ăn.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch.

Phát ban dạng sởi là một căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng tránh, hãy tiêm phòng đầy đủ và giữ gìn vệ sinh để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin